Ngành Công Thương chủ động ứng phó với bão số 7, số 8
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) vừa có văn bản báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tình hình chỉ đạo ứng phó với bão số 7, số 8 của ngành Công Thương.
Theo đó, Bão số 7 được hình thành từ áp thấp nhiệt đới xuất hiện phía Đông Philippin, khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 7 năm 2021 và có tên quốc tế là LIONROCK mạnh cấp 9, giật cấp 11. Trước khi đổ bộ vào bờ chiều ngày 10/10 tại các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Nam Định, bão đã suy yếu thành Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9, gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to tại các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ, lượng mưa phổ biến từ từ 100-150mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Nậm Xây Luông 3 (Lào Cai) 195mm; Tà Si Láng (Yên Bái) 189mm; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 188mm; Cô Tô (Quảng Ninh) 183mm; Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) 206mm; Dân Hóa (Quảng Bình) 160mm; Thượng Lộ (Thừa Thiên Huế) 161mm; Thành Mỹ (Quảng Nam) 196mm.
Bão số 8 có tên quốc tế là Kompasu, được hình thành khu vực ngoài khơi phía Bắc Philippin sáng 12/10 đi vào Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Đây là một cơn bão mạnh khi ở trên biển (cấp 10-11), di chuyển nhanh (25km/h) và có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khi vào gần bờ, cách Thanh Hóa khoảng 220km, cách Nghệ An khoảng 230km, cách Hà Tĩnh khoảng 200km, Bão đã suy yếu thành Áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9 gây mưa tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, từ đêm qua đến trưa hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hạnh Lâm 104mm, Thanh Thủy 77mm, Con Cuông (Nghệ An) 73mm; Hương Giang 82mm, Đậu Liên 82mm, Hương Điền (Hà Tĩnh) 72mm. Các tỉnh Thanh Hóa, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm.
Theo Báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, từ đêm 14/10 ngày 15/10, khu vực Bắc Bộ và Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.
Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Ban Chỉ huy
Trước tình hình mưa bão năm 2020, dự báo của năm 2021, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT ngày 6 tháng 4 năm 2021 về việc Tăng cường công tác PCTT và TKCN năm 2021. Yêu cầu các Sở Công; các Tập đoàn, Tổng công ty; các chủ đập thủy điện và chủ công trình khai thác khoáng chỉ đạo các đơn vị, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: (i) Công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện đang vận hành phát điện và các dự án thủy điện đang thi công xây dựng; (ii) Các đơn vị thủy điện tổ chức ứng trực 24/24, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, sẵn sàng biện pháp xử lý các tình huống sự cố đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong khu vực; vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; rà soát bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng trong trường hợp bị cô lập dài ngày; (iii) Các đơn vị sản xuất công nghiệp tổ chức kiểm tra để xử lý các vị trí xung yếu, gia cố, giằng néo công trình đảm bảo an toàn; (iv) Sở Công Thương đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu; đôn đốc các doanh nghiệp thủy điện và công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung của Công điện; (v) Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát, đảm bảo bình ổn giá trên thị trường.
Chỉ đạo ứng phó với bão số 7, số 8, Bộ đã ban hành các Công điện số: 6239/CĐ-BCT ngày 08/10/2021; 6279/CĐ-PCTT ngày 11/10/2021 chỉ đạo các đơn vị ứng phó hiệu quả với mưa hoàn lưu; cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân, ổn định thị trường và khắc phục nhanh nhất hậu quả do bão gây ra để sớm đưa sản xuất ổn định trở lại.
Tham dự các cuộc họp để ứng phó bão tại Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì.
Chỉ đạo Văn phòng thường trực về PCTT&TKCN (VPTT) tổ chức trực ban 24/24 để kịp thời nắm bắt diễn biến của thiên tai; theo dõi thường xuyên công tác vận hành các hồ chứa thủy điện; tình hình cung ứng hàng hóa và biến động của thị trường tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão để báo cáo, tham mưu chỉ đạo.
Tình hình ứng phó và khắc phục hậu quả
Bão số 7 gây thiệt hại không lớn cho các đơn vị ngành Công Thương, gây sự cố hệ thống điện trung áp tại 15 đường dây, đã được khắc phục ngay sau khi bão qua (Thái Bình: 2, Nam Định: 2, Hà Nam: 3, Hải Phòng: 2, Thanh Hóa: 6).
Tình hình điều tiết nước tại các hồ chứa thủy điện
Trong quá trình ứng trực, VPTT thường xuyên liên lạc, gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên trong vùng ảnh hưởng của bão để cập nhật thông tin, nắm bắt hiện trường và truyền tải thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo TW về PCTT, Bộ đến các chủ đập, hồ chứa để nhanh chóng triển khai thực hiện và yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh để vận hành đảm bảo an toàn công trình.
Hiện nay, mực nước tại các hồ chứa thủy điện lớn có dung tích phòng ở mức thấp. Dung tích phòng lũ còn lại của các hồ chứa thủy điện trong khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khoảng 6 tỷ m3.
Công tác cung cấp hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường
Các tỉnh đã tổ chức dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu đảm bảo theo kế hoạch năm nay, giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu tại các tỉnh chịu ảnh hưởng ổn định.