Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Theo Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, sau hơn 2 năm triển khai Chương trình phát triển thương mại tỉnh giai đoạn 2021- 2025, tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đạt khoảng 18,3%/năm, giá trị xuất khẩu tăng 10,56%/năm. 

Nhằm đạt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành trung tâm thương mại cấp vùng, trung tâm giao thương và kinh tế của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tăng bình quân 13%/năm; tạo sự đột phá trong phát triển thương mại trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình thương mại, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân.

Quyết tâm tạo đột phá trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Thái Nguyên được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 182/NQ-HĐND ngày 04/11/2021 của HĐND tỉnh thông qua Chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 6129/QĐ-UBND ngày 06/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021 - 2025. 

Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành 26 nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản liên quan đến phát triển lĩnh vực thương mại trên địa bàn. Cùng đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" phù hợp với đặc điểm, điều kiện, thói quen mua sắm, sinh hoạt, tiêu dùng của người dân ở mỗi địa phương; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, quản lý chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp quản lý chợ, hợp tác xã chợ văn minh thương mại, chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt...

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong phát triển thương mại của tỉnh Thái Nguyên là đa dạng kênh cung cấp, ứng dụng thương mại điện tử. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, thực hiện phương thức giao dịch tiện lợi như đặt hàng, thanh toán qua mạng, qua điện thoại và giao hàng tận nhà. 

Việc phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại, kinh doanh trong nhà phù hợp với chủ trương xây dựng văn minh thương mại, bảo đảm trật tự đô thị, xóa chợ cóc, chợ tạm, hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. 

Hiện nay, doanh số thương mại điện tử tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến của tỉnh chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh. Xu hướng hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube, Instagram…) ngày càng được mở rộng. Tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt gần 30%; phấn đấu đến năm 2025 tỉ lệ này sẽ đạt 50%.


Tác giả: Ngọc Hân

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website