Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lục Ngạn - Bắc Giang: Bà con đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo nhờ cây ăn quả

Để phát triển kinh tế địa phương, tạo thu nhập ổn định cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số địa phương, nhiều năm qua, Lục Ngạn đã chú trọng phát triển nhiều loại cây trồng theo hướng hàng hoá, đặc biệt là cây ăn quả.

Làm giàu từ cây có múi

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Nùng, Sán Chay (nhóm Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí), Dao, Hoa… Một số thôn có 100% số hộ là người dân tộc thiểu số (DTTS), đồng bào luôn có ý thức nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng và đã gặt hái được những thành quả đáng nể.

Để phát triển kinh tế địa phương, nhiều năm qua, Lục Ngạn đã chú trọng phát triển nhiều loại cây trồng theo hướng hàng hoá, đặc biệt là cây ăn quả. Hiện toàn huyện có tổng diện tích cây ăn quả khoảng 28 nghìn ha (trong đó vải thiều hơn 17 nghìn ha; 7 nghìn ha trồng các loại cây ăn quả khác như: nhãn, cam, bưởi, táo, ổi... ) giá trị sản xuất từ cây ăn quả hàng năm đạt khoảng 6- 7 nghìn tỷ đồng/năm, đã góp phần quan trọng trong xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng riêng của huyện Lục Ngạn trong phát triển kinh tế. 

Ông Nguyễn Văn Hữu, Giám đốc HTX sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải (HTX Thanh Hải) chia sẻ, nhận thấy mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một hướng đi thiết thực. Đặc biệt, trong bối cảnh Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) 1719 đang được triển khai trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN) cả nước, trong đó có huyện Lục Ngạn, đã góp phần thúc đẩy sự khởi nghiệp kinh doanh và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS & MN. Người dân vùng DTTS miền núi có trợ lực, cơ hội để vươn lên thoát nghèo, thực hiện ước mong làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Theo đó, để cùng người dân vươn lên thoát nghèo, năm 2021, HTX Thanh Hải ra đời với 13 thành viên, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực trồng cây ăn quả cam, bưởi trên diện tích khoảng 40ha. Quy trình thu mua, tiêu thụ cam, bưởi của HTX là thu hoạch và tập kết tại một điểm, sau đó doanh nghiệp đến mang đi tiêu thụ, bà con không phải trực tiếp thồ những sọt quả nặng trĩu đến điểm thu mua. “Đầu ra” này góp phần làm giảm bớt nỗi lo “ế hàng” của người dân mỗi vụ thu hoạch. Năm 2023, sản lượng của HTX ước đạt trên 500 tấn cam, bưởi. Năm nay, mặc dù mới chớm đầu vụ nhưng HTX đã nhận được hàng chục đơn hàng từ thương lái các tỉnh, thành phố, siêu thị… với sản lượng tiêu thụ dự kiến lên đến hàng vài chục tấn.

Gia đình ông Hữu là thành viên HTX Thanh Hải có trang trại rộng gần 10 ha, trồng các loại cây: bưởi da xanh, bưởi ngọt, bưởi đào đường, cam lòng vàng, cam ngọt… Hiện tại, đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, khách đã liên hệ trả giá 40.000 đồng/kg bưởi da xanh tại vườn, nhưng cùng với các thành viên trong HTX, gia đình ông chờ một thời gian nữa mới chốt giá bán. Trong năm 2022, gia đình ông thu hoạch vườn cam, bưởi được 300 tấn quả, doanh thu 5,3 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi khoảng 3,5 tỷ đồng. 

Mùa thu hoạch năm 2023, sản lượng của HTX Thanh Hải ước đạt trên 500 tấn cam, bưởi. Doanh thu khoảng hơn chục tỷ đồng. Doanh thu năm nay cao hơn năm ngoái. Mô hình canh tác cây có múi của HTX đã tạo công ăn việc làm tại chỗ cho thành viên, nông dân và con em của thành viên, nông dân trên địa bàn thôn từ 8 - 14 lao động, thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng/người/tháng.

Làm giàu từ nho hạ đen

Gần 3 năm qua, mô hình trồng nho hạ đen của anh Trần Văn Tầng, dân tộc Sán Dìu, thôn Vá, xã An Bá trở thành một trong những mô hình nổi bật trong ứng dụng kỹ thuật, cho giá trị cao ở Sơn Động.

Anh Tầng kể, vào năm 2020, sau khi nghiên cứu, nhận thấy cây nho hạ đen có sự thích ứng tuyệt vời với thổ những địa phương, anh quyết định “đánh liều” vay 500 triệu đồng để xây dựng nhà lưới, trang bị hệ thống tưới tự động, nhằm phát triển mô hình trồng nho quy mô lớn.

Mô hình trồng nho của anh Tầng xuất phát điểm trên diện tích hơn 1.000 m2, canh tác 600 gốc nho. Để đảm bảo hiệu quả, anh xin tư vấn kỹ thuật của người thân (đang phát triển mô hình trồng nho tại Nhật Bản) thông qua điện thoại và internet.

Sau nhiều nỗ lực, vụ đầu tiên hai khu trồng nho cho thu hoạch gần 1,5 tấn. Chất lượng vượt trội, lại thêm giống nho mới lấy từ Nhật Bản nên thương lái đến tận vườn mua, giá trung bình 170 nghìn đồng/kg. Đến nay, vườn nho tiếp tục cho năng suất giá trị cao”, anh Tầng nói.

Khu trồng nho của anh Tầng, một người dân tộc Sán Dìu, thực sự trở thành hiện tượng tại một huyện vùng cao, còn nhiều khó khăn như Sơn Động. Không chỉ cho giá trị cao về kinh tế, khu vườn của anh còn đặc biệt là các khâu chăm sóc như tưới, bón phân… được cài đặt, điều chỉnh thông qua bộ điều khiển.

Với lợi thế về khí hậu cũng như địa hình, huyện Lục Ngạn xác định cây ăn quả sẽ tiếp tục là cây chủ lực để phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến nay, cây cam, bưởi và các loại cây có múi trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã khẳng định được chất lượng thương hiệu ban đầu của mình.

Thời gian tới, Huyện ủy - UBND huyện Lục Ngạn đã, đang và sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Chương trình sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó một mặt tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung chuyên canh, nâng cao chất lượng, đồng thời phát triển các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao. 

Qua đó, huyện đã chuyển một phần diện tích vải thiều trên đồi cao có chất lượng thấp sang trồng rừng kinh tế và một phần diện tích vải thiều ở vùng trũng, thấp sang trồng cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả huyện Lục Ngạn đến năm 2020, đồng thời xây dựng Đề án "Xây dựng huyện Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2021; giai đoạn 2021-2025. Đưa cây ăn quả trở thành loại hàng hoá mang lại thương hiệu cho địa phương. Đồng thời giúp bà con đồng bào dân tộc làm giàu.


Tác giả: Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website