Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá dầu giảm mạnh, chạm mức thấp nhất 8 tháng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu giảm mạnh trong tuần giao dịch vừa qua, khi một loạt các ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua các đợt tăng lãi suất mạnh tay. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 7,1% xuống 78,74 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 5,57% xuống 85,03 USD/thùng.

Bảng giá năng lượng kết thúc tuần giao dịch 19/9 đến 25/9.

Một loạt các ngân hàng Trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Na Uy tăng lãi suất từ 50 đến 100 điểm phần trăm, trong nỗ lực khống chế lạm phát đã khiến cho lực bán gia tăng mạnh trên các thị trường rủi ro.

Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí vay trong khi vấn đề về chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn cung nhiều mặt hàng quan trọng như khí tự nhiên, gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và làm gia tăng lo ngại về suy thoái toàn cầu.

Trong tuần, giá được hỗ trợ phần nào khi Nga phát lệnh động viên một phần, gia tăng căng thẳng địa chính trị trong khu vực, và khiến các nước châu Âu gấp rút chuẩn bị thêm một gói trừng phạt thứ 8.

Tuy vậy, với lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga đã được ấn định sẽ bắt đầu từ tháng 12 năm nay, và các thành viên muốn tránh các lệnh trừng phạt liên quan đến khí tự nhiên, châu Âu hiện tại không có quá nhiều lựa chọn, đặc biệt khi nền kinh tế được cảnh báo là đối mặt với rủi ro suy thoái. Thị trường hiện đang theo dõi động thái và các phát biểu của các thành viên OPEC+.

Trong cuộc họp đầu tháng Saudi Arabia đã được giao quyền để tổ chức các cuộc họp bất thường nhằm ổn định thị trường, trong khi phát biểu của Nigeria tuần trước gợi ý OPEC có thể sớm can thiệp vào thị trường tại mức giá dầu thấp, do ngân sách của nhiều thành viên phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu dầu.

Theo số liệu từ hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ tăng 1 lên 764 giàn đang hoạt động trong tuần vừa rồi, cho thấy nguồn khả năng tăng sản lượng không còn nhiều, và là yếu tố sẽ gây bất ổn lên nguồn cung.

Bảng giá kim loại kết thúc tuần giao dịch vừa qua.

Sức ép vĩ mô kéo giá năng lượng và kim loại lao dốc

MXV cho biết, thị trường hàng hoá thế giới vừa trải qua tuần giảm điểm rất mạnh sau 2 tuần diễn biến giằng co trước đó. Chỉ số MXV-Index lao dốc đến 3,2%, chốt tuần ở mức 2.437 điểm, thấp nhất kể từ giữa tháng 01 đến nay. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt mức 4.700 tỷ đồng/ngày.

Sắc đỏ bao trùm trên toàn thị trường, trong đó, năng lượng và kim loại là hai nhóm ghi nhận các mức giảm giá rất mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng.

Thị trường kim loại đỏ lửa trong tuần giao dịch 19/9-25/9 trước hàng loạt các sức ép vĩ mô gây áp lực đến giá. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc ghi nhận đà suy yếu sau 2 tuần tăng liên tiếp, đóng cửa tại mức 18,91 USD/ounce sau khi giảm 2,43%. Bạch kim là mặt hàng giảm mạnh nhất nhóm kim loại quý với mức giảm 4,69% xuống còn 858,7 USD/ounce.

Trong tuần qua, hàng loạt các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát vẫn đang ở mức cao. Trong đó, tâm điểm của thị trường hướng về các quyết định trong cuộc họp của Fed, với mức tăng 75 điểm cơ bản lần thứ 3 liên tiếp và nhiều khả năng sẽ tiếp tục bổ sung khoảng 1,25 điểm phần trăm trong giai đoạn cuối năm, đưa lãi suất lên mức 4,6% vào năm sau.

Điều này đã củng cố cho đà tăng của đồng Dollar Mỹ trong tuần. Chỉ số Dollar Index ghi nhận mức tăng phần trăm theo tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2020, thiết lập đỉnh 2 thập kỷ mới và gây sức ép tới các mặt hàng kim loại nói chung và bạc cùng bạch kim nói riêng. Bên cạnh đó, một số các Ngân hàng Trung ương tại khu vực châu Âu như Anh, Thụy Sĩ, Na Uy… cũng tiếp tục thắt chặt tiền tệ, làm gia tăng rủi ro suy thoái kinh tế trong tương lai. 

MXV nhận định, trong tuần này, các thông tin về kinh tế vĩ mô sẽ cực kỳ quan trọng đối với thị trường hàng hóa, đặc biệt là các thị trường như năng lượng và kim loại. Việc đồng Dollar Mỹ lập đỉnh mới trong vòng 22 năm sẽ khiến giá hàng hóa nói chung chịu nhiều sức ép. Trong khi triển vọng kinh tế của khu vực Euro Zone và Anh đang rất tiêu cực, thể hiện qua giá trị đồng tiền Euro và Bảng Anh xuống đáy nhiều thập kỷ. Kinh tế tăng trưởng kém sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp, ví dụ như xăng dầu, sắt, thép; và một số loại hàng hóa không thiết yếu như cà phê, ca cao,…


Nguồn:Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website