Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm nhãn Việt Nam ra thị trường thế giới
Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam 2021 do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM – Nạp Tiền 188bet ) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức từ ngày 15-16/7/2021 đã kết nối đông đảo các nhà vườn, doanh nghiệp xuất khẩu nhãn Việt Nam với các nhà thu mua, phân phối trong và ngoài nước.
Phong phú đặc sản nhiệt đới
Phát biểu tại Phiên tư vấn trong khuôn khổ hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM cho biết, Việt Nam đang vào vụ nhãn, một loại trái cây đặc sản nhiệt đới, với nhiều loại như nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Hương Chi, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Miền Thiết, nhãn Sông Mã, nhãn tiêu da bò miền Tây... Đặc biệt, Việt Nam còn có một số loại nhãn được xếp vào hàng hiếm, như nhãn đường phèn, nhãn bắp cải, nhãn tím.
Cục trưởng Cục XTTM Vũ Bá Phú
Ngoài việc tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, các sản phẩm nhãn Việt Nam còn được xuất khẩu sang một số thị trường lớn và được người tiêu dùng thế giới đón nhận, trong đó có Trung Quốc, Australia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Châu Âu, Trung Đông...
Đáng chú ý, tại những thị trường khó tính như Mỹ và Australia…, nhãn Việt Nam đã đáp ứng chuẩn các quy định của nước nhập khẩu như truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình đáp ứng yêu cầu chất lượng, xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoa quả tươi của nước nhập khẩu; trước khi xuất khẩu được xử lý theo các biện pháp phù hợp đảm bảo không có côn trùng.
“Điều này đồng nghĩa với việc trái nhãn tươi xuất khẩu của Việt Nam đã được công nhận có chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu “trái cây Việt” và hoàn toàn có thể tự tin lưu thông ở nhiều thị trường khó tính khác”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.
Những địa phương có diện tích trồng nhãn quy mô tập trung của Việt Nam như Hưng Yên, Sơn La, Hải Dương, một số tỉnh miền Tây… đang ngày càng hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, tập trung phát triển các vùng trồng nhãn đạt tiêu chuẩn cấp mã số xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Cũng tại Phiên tư vấn, phía các địa phương cũng giới thiệu đến nhà nhập khẩu, doanh nghiệp thu mua, phân phối về tiềm năng sản phẩm nhãn và nông sản của địa phương mình.
Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La đã trở thành tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Tính đến năm 2021, tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra ước đạt 78.000 ha, sản lượng ước đạt 448.000 tấn.
Toàn tỉnh đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp 181 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4.700 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu; có 37 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Trong đó, tổng số mã vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: 130 mã với 4.271 ha; mã số vùng trồng cây ăn quả được cấp để xuất khẩu sang thị trường Australia, Mỹ... là 51 mã, với diện tích 430 ha.
Các sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh Sơn La đã được đăng ký nhãn hiệu, nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường cả nước biết đến như: Na Mai Sơn, Xoài tròn Yên Châu, Cà phê Sơn La, Nhãn Sông Mã…
Riêng với mặt hàng nhãn, ông Nguyễn Thành Công cho biết, các sản phẩm nhãn của Sơn La đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã sản xuất theo quy trình an toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Các sản phẩm nhãn của Sơn La có đặc tính quả to, ngọt dịu, cùi dày, vị thơm ngon đặc trưng…và đã trở thành sản phẩm đặc sản của tỉnh Sơn La, trong những năm vừa qua đã khẳng định được uy tín, vị thế sản phẩm nhãn của Sơn La tại thị trường trong nước và tại thị trường một số nước xuất khẩu.
Ngoài sản phẩm quả nhãn tươi, tỉnh Sơn La còn có sản phẩm long nhãn với số lượng khoảng 6.000 tấn/năm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để nhãn Việt phát triển thị trường ngoài nước
Cũng tại Phiên tư vấn, bà Hứa Tiểu Xuyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa quả Trung Quốc – Đông Nam Á khu vực Bằng Tường cho biết, lượng nhãn tươi nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục vượt xuất khẩu, và tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm long nhãn là rất lớn. Việc thực hiện chính sách “miễn thuế” và khai thông “con đường phía nam” đã rút ngắn thời gian vận chuyển nhãn nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam.
Bà Hứa Tiểu Xuyên lưu ý, nhãn ngoại cùi dày, giá rẻ, có mặt trên thị trường sớm sẽ có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.
Ông Dư Tâm Thâm, Phó Chủ tịch Ủy ban XTTM quốc tế Ôn Châu (Wenzhou) cũng tư vấn, để mở rộng thị phần và đứng vững tại Ôn Châu, nhãn Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện về chất lượng cao, ổn định, vượt qua kiểm tra và kiểm dịch của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng của mình để nâng cao sự công nhận của thị trường và mở rộng nhu cầu lớn hơn; thúc đẩy chế biến sản phẩm chuyên sâu hơn, ứng dụng công nghệ trong quy trình sản xuất, nâng cao khả năng bảo quản, đưa ra thị trường các sản phẩm có giá trị gia tăng như nước trái cây đóng hộp, sấy khô; tìm đối tác thương mại phù hợp để cùng phát triển thị trường.
Về phía chính quyền Ôn Châu, Ủy ban XTTM Quốc tế Ôn Châu hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với Văn phòng Xúc tiến Thương mại Hàng Châu, Nạp Tiền 188bet Việt Nam để kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam với các doanh nghiệp Ôn Châu tăng cường nhập khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này.
Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại EU và Bỉ Trần Ngọc Quân
Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại EU và Bỉ và ông Phạm Văn Hiển, Giám đốc - Đại diện Công ty xuất nhập khẩu LTP Import Export B.V. - Hà Lan cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam những điều cần biết để xuất khẩu thành công sang thị trường này.
Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú cho biết, Cục XTTM luôn coi công tác hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm. Trong đó, Cục đặc biệt chú trọng hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, chủ động đưa nông sản Việt Nam vào những hệ thống phân phối đa dạng cả trong nước và quốc tế, gắn kết việc tạo nguồn hàng ổn định thông qua các chương trình lớn của Chính phủ, của Nạp Tiền 188bet để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển theo quy mô lớn, đem lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, gần 30 doanh nghiệp Việt Nam và 70 doanh nghiệp nước ngoài đã thực hiện gần 200 cuộc giao thương. Thông qua sự kiện này, một số doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam đã thuyết phục được đối tác nhận hàng mẫu để đánh giá. Nhiều đối tác đến từ các nước như Indonesia, Singapore, Malaysia, Hoa Kỳ, Hà Lan… đặc biệt quan tâm và giao dịch sâu về các đơn hàng nhập khẩu nhãn.
Bà Thái Thị Thanh Lan, Công ty TNHH Việt Nam Đông Dương cùng nhiều đại diện doanh nghiệp khác đã đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ của Cục XTTM và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cùng tạo nên những sự kết nối rất hiệu quả cho doanh nghiệp với những thông tin rõ ràng, cụ thể. Bà Thanh Lan mong muốn được đồng hành và tiếp tục tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ý nghĩa thiết thực của Cục XTTM trong thời gian tới.