Xu hướng thị trường thủy sản Bắc Âu
Các nước Bắc Âu là các nước đi đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ sản bền vững. Các doanh nghiệp ở Bắc Âu bắt đầu thực hiện các cam kết đối với thủy sản bền vững từ đầu những năm 2000, và các cam kết này đã mở rộng ra toàn cầu theo thời gian.
Phần quan trọng nhất của quy định này đối với các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển là phải tuân thủ cùng một bộ quy tắc như các nhà sản xuất ở EU, để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở EU đều có cùng tiêu chuẩn.
Sự phát triển trong nhận thức của người tiêu dùng và sự phát triển của lĩnh vực hữu cơ đã làm cho các chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ hơn đối với thực phẩm hữu cơ ở châu Âu. Vào tháng 3 năm 2021, Ủy ban châu Âu đã trình bày Kế hoạch hành động về phát triển sản xuất hữu cơ. Mục đích chung là thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Một trong những mục tiêu là tăng cường nuôi trồng thủy sản hữu cơ một cách đáng kể.
Kế hoạch hành động phù hợp với Thỏa thuận xanh châu Âu và Chiến lược từ nông trại đến bàn ăn và Đa dạng sinh học, được thiết kế để cung cấp cho lĩnh vực hữu cơ (vốn đang phát triển nhanh) những công cụ phù hợp để phát triển, đặc biệt là các kế hoạch để thúc đẩy tiêu thụ. Lượng tiêu thụ tăng sẽ thúc đẩy nông dân chuyển sang canh tác hữu cơ. Kế hoạch đưa ra các hành động cụ thể nhằm thúc đẩy nhu cầu, duy trì niềm tin của người tiêu dùng và đưa thực phẩm hữu cơ đến gần hơn với người dân. Điều này bao gồm:
- Thông tin và truyền thông về sản xuất hữu cơ;
- Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ;
- Khuyến khích sử dụng nhiều hơn chất hữu cơ trong căng tin công cộng thông qua mua sắm công;
- Tăng cường phân phối các sản phẩm hữu cơ theo chương trình trường học của EU.
Các hành động cũng nhằm ngăn chặn gian lận, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng và cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm hữu cơ.
Người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng quan tâm đến việc ăn uống thực phẩm lành mạnh và họ có xu hướng gắn chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm hữu cơ.
Với các công cụ pháp lý và kế hoạch hành động nêu trên của EU, xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, trong đó có thủy sản, tại khu vực Bắc Âu sẽ ngày càng tăng mạnh.
3. Nhu cầu về thủy sản bền vững ngày càng tăng
Trong 20 năm qua, nhu cầu về thủy sản bền vững đã tăng trên toàn thế giới. Các thị trường có nhu cầu thủy sản bền vững ước tính vượt 11,5 tỷ USD giá trị bán lẻ.
Các nước Bắc Âu là các nước đi đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ sản bền vững. Các doanh nghiệp ở Bắc Âu bắt đầu thực hiện các cam kết đối với thủy sản bền vững từ đầu những năm 2000, và các cam kết này đã mở rộng ra toàn cầu theo thời gian. Có rất nhiều chứng nhận về tính bền vững trên thị trường, nhưng (MSC) và từ lâu đã là những chứng nhận chính mà các nhà bán lẻ Bắc Âu cam kết đối với thủy sản đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng.
Theo Tổ chức Hợp tác Chứng nhận và xếp hạng, 4,6% sản lượng thủy sản toàn cầu hiện được chứng nhận MSC và 0,9% được chứng nhận ASC. Các sản phẩm được chứng nhận MSC bao gồm cá nguyên con và philê cá, động vật giáp xác (chủ yếu là tôm nước lạnh), và cá đóng hộp (chủ yếu là cá ngừ). Càng ngày, các sản phẩm thủy sản khác cũng đang tìm nguồn cung cấp cá và hải sản được chứng nhận bền vững.
Trong năm tài chính 2019/2020, khoảng 887.000 tấn thủy sản có chứng nhận MSC đã được bán trên thị trường châu Âu, so với khoảng 787.000 tấn trong năm 2018/2019. Trong năm 2019/2020, 14.640 sản phẩm thủy sản được chứng nhận MSC đã có mặt trên thị trường châu Âu. Tây Âu và Bắc Âu vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong tổng doanh số bán cá và hải sản được chứng nhận MSC của châu Âu. Trong năm 2019/2020, có 6.260 sản phẩm có mặt trên thị trường Tây Bắc Âu, tăng 6% so với năm trước.
ASC được thành lập muộn hơn MSC nhưng đang phát triển rất nhanh. Vào tháng 1/2021, có 1.336 trang trại được chứng nhận ASC và 238 trang trại khác đang được đánh giá. ASC hiện đang quản lý các tiêu chuẩn đối với cá hồi nuôi, cá tra, cá rô phi, tôm, cá vược/cá tráp/cá mòi, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, bào ngư, cá cam/cá bớp, cá biển nhiệt đới và rong biển. Vào tháng 12/2020, 9.748 sản phẩm được chứng nhận ASC đã có mặt trên thị trường châu Âu, tăng 32% so với tháng 12/2019. ASC đang nhanh chóng mở rộng số lượng sản phẩm có sẵn tại các thị trường trên toàn châu Âu. Nhìn vào tổng số sản phẩm được chứng nhận ASC có sẵn vào tháng 12/2020 trên mỗi quốc gia, tổng lượng sản phẩm có sẵn ở Tây Bắc Âu là 7.720, nhiều hơn 27% so với năm 2019.
Một chỉ trích đối với ASC và MSC là các tiêu chuẩn không dễ áp dụng cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Tuy nhiên, ASC và MSC đang làm cho các tiêu chuẩn của họ ngày càng dễ tiếp cận hơn đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, giúp các nhà sản xuất quy mô nhỏ đạt được chứng nhận dễ dàng và hợp lý hơn.
Trong những năm qua, (GSSI) đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn để chứng nhận tính bền vững. Với công cụ đánh giá tiêu chuẩn của mình, GSSI đảm bảo rằng các chứng nhận, phù hợp với Bộ nguyên tắc của FAO về Thủy sản, được công nhận, bao gồm cả ASC và MSC, đều có thể sử dụng. Vì vậy, ngày càng có nhiều tiêu chuẩn chứng nhận, chẳng hạn như (BAP) và ., cũng được GSSI công nhận. Do đó, các nhà bán lẻ đang có xu hướng chuyển dần từ cam kết bán hải sản có nhãn sinh thái cụ thể như ASC và MSC, sang cam kết bán hải sản được chứng nhận bởi bất kỳ tiêu chuẩn nào do GSSI đánh giá.
Tính bền vững của thủy sản cũng là một xu hướng chính trị đang phát triển ở châu Âu và đang dần được đưa vào các hệ thống quản lý trong tương lai. là trọng tâm của Thỏa thuận Xanh châu Âu, nhằm mục đích làm cho hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường. Điều này có nghĩa là theo thời gian, EU sẽ thắt chặt hơn việc sử dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất có trách nhiệm với xã hội và môi trường đối với thủy sản nhập khẩu vào EU.
Tính bền vững của thủy sản trước đây chỉ được quan tâm trong lĩnh vực bán lẻ, thì giờ đây, điều này đang dần thay đổi. Ở Bắc Âu, các đầu bếp nhà hàng ngày càng nhận thức được rằng người tiêu dùng muốn đảm bảo những gì họ ăn là bền vững. Mặc dù phát triển chậm, nhưng trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà hàng tiếp thị việc bán hải sản bền vững. Trong đó, có những trường hợp, nhà hàng cam kết chỉ bán những loại hải sản được giới thiệu trong sách hướng dẫn về hải sản, chẳng hạn như . Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, cũng như ngành khách sạn và dịch vụ ăn uống cũng đang quan tâm đến hải sản được đánh bắt đúng mùa.
Ủy ban châu Âu cũng đang kích thích xu hướng này. Gần đây, EU đã khởi động , một chiến dịch truyền thông xã hội, trong đó, các đầu bếp hàng đầu quảng bá việc tiêu thụ cá và hải sản được đánh bắt hoặc sản xuất bền vững. Chiến dịch thúc đẩy việc tiêu thụ cá và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của tiêu dùng địa phương, theo mùa, và bền vững.
4. Sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng làm tăng nhu cầu về sự đảm bảo
Các vấn đề chính trong ngành thủy sản như an toàn thực phẩm và nhân quyền, cũng được nêu ra trong bộ phim tài liệu Seaspiracy gây tranh cãi gần đây của Netflix, ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng đối với thủy sản. Đại dịch COVID-19 khiến người tiêu dùng chú trọng hơn đến sức khỏe và ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Do đó, các cơ chế đảm bảo về quy trình sản xuất và xuất xứ của thủy sản ngày càng trở nên quan trọng. Việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản đang trở thành một cơ chế đảm bảo phổ biến trong ngành thủy sản và người mua ngày càng yêu cầu nhiều hơn.
Ngày càng nhiều người mua tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm. Đồng thời, có một nỗ lực lớn từ các cơ quan quản lý để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc thủy sản như một phần của cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp và các hành vi sản xuất vô trách nhiệm. Khả năng truy xuất nguồn gốc cho phép người mua kiểm tra chuỗi cung ứng sản phẩm từ “biển đến bàn ăn” đối với các sản phẩm đánh bắt tự nhiên hoặc từ “trang trại đến bàn ăn” đối với các sản phẩm nuôi trồng.
5. Xu hướng trên thị trường bán lẻ thực phẩm dân tộc
Trong thập kỷ qua, thị trường bán lẻ thực phẩm dân tộc châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện ở việc có đến 60% khách hàng của các cửa hàng bán lẻ thực phẩm dân tộc (ví dụ, cửa hàng thực phẩm Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản hay thực phẩm Á châu) là người tiêu dùng bản địa. Nhóm khách hàng này ghé thăm các cửa hàng bán lẻ thực phẩm dân tộc vì họ thích ăn các sản phẩm khác nhau, sản phẩm mới mẻ và thú vị, trong đó có sản phẩm thủy hải sản.