Vinatex tự tin hoàn thành kế hoạch xuất khẩu dệt may trong năm 2015
Mời quý vị theo dõi Video "Vinatex tự tin hoàn thành kế hoạch xuất khẩu dệt may trong năm 2015" tại đây:
6 tháng đầu năm 2015: Kim ngạch xuất khẩu tăng 10,26%
Báo cáo tại buổi họp báo, ông Trần Việt - Trưởng ban Tổng hợp pháp chế Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 2 con số, đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2014 (tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 19%). Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 42% so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, ước đạt 5,18 tỷ USD (tăng 11,01% so với cùng kỳ năm 2014). Bên cạnh đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU ước đạt 1,45 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Đối với 2 thị trường châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt lần lượt là 1,3 tỷ USD và 948 triệu USD.
Vinatex công bố tình hình SXKD 6 tháng đầu năm 2015 |
Với kim ngạch trên, trong 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 24.241 tỷ đồng – tăng 9,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,7 tỷ USD – tăng 10,7% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 612,6 triệu USD – tăng 2,6% so với cùng kỳ. Với kết quả đó, lợi nhuận của Vinatex tăng 6% và thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 6 triệu đồng/tháng – tăng 9%.
Một số đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong 6 tháng qua là Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ, Tổng CTCP May Việt Tiến, Tổng CTCP Phong Phú, Tổng Công ty May 10 – CTCP, Tổng công ty Đức Giang – CTCP, Tổng công ty May Hưng Yên – CTCP, Tổng CTCP Dệt may Hà Nội, Công ty TNH MTV Dệt kim Đông Xuân, CTCP Dệt may Huế, v.v…
Đẩy nhanh tiến độ dự án trên các lĩnh vực cốt lõi theo chiến lược tăng giá trị
Theo định hướng ODM và đáp ứng yêu cầu các Hiệp định Thương mại Tự do, Vinatex đã đẩy nhanh tiến độ dự án trên các lĩnh vực cốt lõi (sợi, dệt nhuộm, may, phân phối) theo chiến lược tăng giá trị. Cụ thể là các dự án:
- Nhà máy sợi Nam Định với quy mô 2,16 vạn cọc sợi (dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2016)
- Nhà máy Sợi Phú Cường – Đồng Nai với quy mô 3 vạn cọc sợi (dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2016).
- Nhà máy May Kiên Giang đã hoàn thành công tác xây dựng với quy mô 20 chuyền may và 6 triệu sản phẩm/năm (đã vận hành 5/20 chuyền may và dự kiến hoạt động đủ 20 chuyền may trong tháng 10/2015).
- DA sản xuất vải Yarndyed tại Long An với quy mô 10 triệu m/năm, dự kiến hoàn thành tháng 9/2015.
- Nhà máy Sợi Phú Hưng – lắp đặt thiết bị đợt 2 với quy mô 2,16 vạn cọc sợi (đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1, quy mô 1,44 vạn cọc từ tháng 8/2014 DA Khu liên hợp Sợi – Dệt – Nhuộm – May tại Quảng Nam). Đây là chuỗi khép kín từ khâu Sợi cho đến khâu May.
- DA Nhà máy May Bạc Liêu với quy mô 6 triệu sp/năm, dự kiến hoàn thành trong Quý II/2016.
- DA Nhà máy May Cần Thơ với quy mô 6 triệu sp/năm, dự kiến hoàn thành trong Quý II/2016.
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu được ký kết cuối tháng 5 vừa qua đã tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng cho ngành dệt may. Chia sẻ những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) mang lại, ông Lê Tiến Trường cho biết, Việt Nam hiện xuất khẩu dệt may vào EAEU với kim ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, điểm xuất phát tại thị trường này giống tại thị trường Mỹ trước kia. Đây là thị trường đầy tiềm năng, nhưng cũng nhiều thách thức. Nếu sử dụng tốt những lợi ích từ Hiệp định bao gồm hàng rào thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan thì Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu dệt may trên 1 tỷ USD tại thị trường này.
Nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch
Chia sẻ về những giải pháp để ngành dệt may đạt mục tiêu xuất khẩu 27,5 tỷ USD trong năm nay, ông Lê Tiến Trường cho biết, trong bối cảnh xu thế thị trường dệt may không thuận lợi như hiện nay, để đạt được mục tiêu đề ra, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tìm kiếm những thị trường mới, cơ hội mới, thỏa thuận ở mức cao với những tập đoàn lớn để có đơn hàng tập trung hơn trong những tháng cuối năm.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam luôn nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu đề ra |
Đồng thời, để tận dụng tốt lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do mang lại, ngành dệt may đã đề nghị Nạp Tiền 188bet nhanh chóng triển khai việc phổ biến các Hiệp định Thương mại mới được ký kết, tạo điều kiện cho những chuyên gia của Ngành nghiên cứu sâu các nội dung của Hiệp định để triển khai đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu, tiếp cận Hiệp định, và hiện thực hóa các nội dung của Hiệp định hiệu quả.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã trả lời những câu hỏi về các vấn đề quan trọng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng như toàn ngành dệt may trong thời gian tới như: Sản xuất sơ, sợi, dệt, nhuộm hoàn tất để thực hiện chuỗi sản xuất theo phương thức ODM; công tác thị trường nội địa, giải pháp đối mặt với cạnh tranh khi các FTA được ký kết, v.v…
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà báo nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam |
Kết thúc buổi họp báo, ông Lê Tiến Trường cũng khẳng định, với tốc độ phát triển này, Vinatex có thể hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm 2015.