Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việc thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ đã dễ dàng hơn rất nhiều

Ngày 19/2/2022, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã thực hiện chương trình hội thảo với chủ đề “Hướng dẫn trình tự và thủ tục thành lập doanh nghiệp Việt Nam  tại Ấn Độ” trên nền tảng zoom. 

Đây là chương trình thứ hai trong chuỗi hội thảo kết hợp chương trình giới thiệu thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại – đầu tư tại Ấn Độ dành cho doanh nghiệp Việt Nam đã diễn ra theo hình thức trực tuyến, do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp văn phòng luật sư, công ty tư vấn, văn phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ tổ chức. Hoạt động trên nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại địa bàn này, góp phần đưa thương mại song phương Việt - Ấn sớm đạt mốc 15 tỷ USD do lãnh đạo hai nước đặt ra, và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ. Diễn giả chính của chương trình là ông Aditya Shankar Prasad, luật sư tại Tòa án tối cao Ấn Độ, Trưởng văn phòng luật sư Aditya Shankar, văn phòng luật sư có uy tín tại New Delhi. 

Là một thị trường rộng lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh, Ấn Độ luôn hấp dẫn các công ty nước ngoài. Nhưng trên thực tế trong quá trình thực hiện các bước để đăng ký một công ty ở Ấn Độ, nhiều công ty nước ngoài đã dừng kế hoạch của họ vì nhận thấy những khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện nhiều chính sách điều chỉnh cải thiện môi trường kinh doanh ở Ấn Độ và các công ty nước ngoài đang được khuyến khích mở rộng tại Ấn Độ. Kể từ năm 2014 đến 2020, Ấn Độ đã tăng 79 bậc trên bảng xếp hạng “Tạo thuận lợi trong kinh doanh” toàn cầu do Ngân hàng Thế giới đánh giá, tăng từ vị trí 142 lên 63 trong vòng 6 năm qua.

 

Phát biểu tại chương trình, Luật sư Aditya đã trình bày về các loại hình công ty mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét để mở tại Ấn Độ như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, chi nhánh (BO), văn phòng đại diện, văn phòng liên lạc LIAISON (LO). Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đầu tư vào Ấn Độ thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). Đối với mỗi hình thức có những ưu điểm riêng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu khác nhau của các doanh nghiệp. 

Việc lựa chọn hình thức hiện diện khác nhau tại thị trường Ấn Độ như thành lập văn phòng, công ty Ấn Độ phải tương ứng với quy mô, tham vọng của doanh nghiệp. Hình thức văn phòng đại diện (LO) có thể là hình thức hoạt động tốt nhất cho một công ty nhỏ hơn đang khám phá triển vọng ở Ấn Độ. Mặt khác, việc kết hợp một công ty TNHH sẽ là quyết định hợp lý cho các công ty đang tìm cách mở rộng thị trường tại thị trường mới nổi ở Châu Á.

Ông Aditya Shankar cho biết thêm “Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ truyền thống lịch sử tốt đẹp, thương mại tăng trưởng vượt bậc trong thời gian vừa qua, đây là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam thành lập các pháp nhân, mở rộng kinh doanh tại Ấn Độ”.

Bên cạnh đó, Luật sư Aditya cũng đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ cần xem xét kỹ lưỡng những vấn đề sau: các luật và quy định mới nhất; cần thẩm định các đối tác và nhà cung cấp dịch vụ mong muốn; đồng thời cũng cần nghĩ tới việc lập kế hoạch chiến lược rút lui khỏi thị trường khi tham vọng của công ty không thực hiện được. 

Chương trình đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham dự. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra dành cho diễn giả về yêu cầu cụ thể liên quan tới việc mở văn phòng đại diện tại Ấn Độ, những yêu cầu về thủ tục, pháp luật, chi phí để mở văn phòng đại diện tại Ấn Độ. 

Nhằm mục tiêu mang lại những hiệu quả thiết thực và đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của các doanh nghiệp, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị doanh nghiệp Việt Nam gửi những đề nghị cụ thể, trên cơ sở đó Thương vụ sẽ làm việc với các chuyên gia, đối tác Ấn Độ để tổ chức những chương trình phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu cụ thể từ phía các doanh nghiệp. Giúp giải đáp những thắc mắc cụ thể của các doanh nghiệp về thị trường Ấn Độ. 


Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website