Ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến vào thực tiễn sản xuất-kinh doanh
Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Nạp Tiền 188bet cho biết, mục tiêu của Đề án là nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học (CNSH) tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các CNSH hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong công nghiệp chế biến (CNCB) thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sau 8 năm thực hiện Đề án, Ban Điều hành đề án đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng các quy định về quản lý Đề án từ khâu tuyển chọn, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá định kỳ đến nghiệm thu các nhiệm vụ đã giao. Hầu hết các kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án sản xuất thử nghiệm đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp, được Hội đồng nghiệm thu và các doanh nghiệp đánh giá cao về khả năng ứng dụng của công nghệ, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm. Ban Điều hành Đề án đã chủ động khảo sát nhu cầu thực tế sản xuất-kinh doanh các sản phẩm của CNSH trong lĩnh vực CNCB, kịp thời định hướng nhiệm vụ bám sát nhu cầu phát triển trong nước trong giai đoạn vừa qua nên số lượng dự án sản xuất thử nghiệm đã tăng dần và chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 30%/năm) trong đó nổi bật là năm 2013 chiếm 50% và năm 2013 là 60% tổng số các nhiệm vụ/năm. Khoảng 80% tổng số các dự án triển khai trong giai đoạn 2007-2015 là từ kết quả nghiên cứu các đề tài của Đề án. Trong giai đoạn 2007-2015, hiệu quả kinh tế của đề án CNSH trong linh vực CNCB đóng góp khoảng 15% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của sản phẩm công nghệ chế biến.
Đánh giá về hạn chế của việc thực hiện Đề án giai đoạn 2007-2015, ông Nguyễn Phú Cường cho biết, các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực CNSH (trừ các DN FDI) chưa có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và đặc biệt là tài chính để tiếp cận CNSH nên chưa mạnh dạn đầu tư mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất hiện có để tiếp cận, tiếp nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu tại DN. Điều này đã hạn chế việc đẩy nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Cơ chế tài chính áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ còn nhiều vướng mắc, chưa tạo được động lực cho các nhà khoa học có trình độ cao và đặc biệt là các chuyên gia quốc tế cùng tham gia nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học. Nhiều địa phương do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, thiếu nguồn nhân lực về CNSH, tài chính, khả năng tổ chức sản xuất và kinh doanh nên chưa chủ động tiếp cận, tổ chức nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ đề án theo nhu cầu phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực CNCB tại địa phương.
Triển khai có hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất-kinh doanh
Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện cơ quan quản lý hà nước như Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của Đề án cũng đã trình bày tham luận cùng đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong giai đoạn tới. Các ý kiến tham luận đều ghi nhận và đánh giá cao về những kết quả đạt được của Đề án trong giai đoạn 2007-2015, đặc biệt là kết quả triển khai nhanh và có hiệu quả tốt các kết quả nghiên cứu của Đề án vào thực tiễn sản xuất-kinh doanh tại các DN, đã tạo ra các sản phẩm thương mại có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Một số sản phẩm được sản xuất ở quy mô lớn đã dần khẳng định được chất lượng và ưu thế cạnh tranh trên thị truờng so với sản phẩm cùng loại ngoại nhập, tạo công ăn, việc làm tốt hơn cho không ít người lao động và điều quan trọng hơn là bước đầu đã tạo được sự chuyển biến về tư duy, nhận thức về phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực CNCB tại Việt Nam. Đây được đánh giá là điều thành công của Đề án trong giai đoạn từ 2007-2015.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng ghi nhận những đóng góp tích cực và có hiệu quả từ các đơn vị tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trong thời gian qua đã tạo nên những thành tích đáng kể, góp phần không nhỏ vào kết quả chung của Đề án. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Hội nghị đã thống nhất được một số hạn chế trong quá trình thực hiện Đề án trong thời gian qua như vẫn còn một số nhiệm vụ chưa triển khai hoặc triển khai chưa đạt hiệu quả mong muốn trong các lĩnh vực như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; Xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzyme và protein dành cho các tỉnh phía Nam; Thiếu các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm về sản xuất hệ thống các thiết bị đồng bộ phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, sản xuất enzyme-protein phục vụ nhu cầu sản xuất và phát triển của công nghiệp chế biến tại Việt Nam.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị trong giai đoạn tới 2016-2020, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý Trung ương, các Bộ/ngành trong việc cùng triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về phát triển CNSH của Việt Nam trong thời gian qua; tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các CNSH hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh CNSH hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt. Phát triển nhanh và bến vững ngành công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực CNCB, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất.
Hội nghị cũng đã nhất trí về định hướng và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 2016-2020. Đây là sự quyết tâm cao của Nạp Tiền 188bet và Ban Điều hành Đề án để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các Mục tiêu của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.