Tình hình chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa, lũ, tại khu vực miền Trung
Hiện nay, mực nước trên các sông từ hà Tĩnh đến Quảng Nam đều đã xuống so với hôm qua, trong đó sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Kiến Giang (Quảng Bình) vẫn đang ở mức cao và xuống chậm.
I. Diễn biến tình hình mưa lũ và dự báo
Lượng mưa tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đêm qua và hôm nay đã giảm, một số khu vực có mưa lớn tại Hà Tĩnh: Kỳ Thịnh 250mm, Kỳ Anh 214 mm, Hồ Kim Sơn 217 mm; tại Quảng Bình: Lệ Thủy 210 mm, Kiến Giang 234 mm; tại Quảng Trị: Vĩnh Tú 237 mm, Vĩnh Khê 207mm.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Trung Bộ nên hôm nay, ở khu vực từ Thanh Hóa đến có mưa nhỏ; từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến ở khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ 40 - 80 mm, có nơi trên 100mm; Bình Định và Phú Yên từ 20 - 50 mm, có nơi trên 70mm.
Hiện nay, mực nước trên các sông từ hà Tĩnh đến Quảng Nam đều đã xuống so với hôm qua, trong đó sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Kiến Giang (Quảng Bình) vẫn đang ở mức cao và xuống chậm. Do đó, ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đặc biệt tại các huyện ở Hà Tĩnh gồm: Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Khê, Cẩm Xuyên, Can Lộc, thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh và Quảng Bình tại các huyện: Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, TP Đồng Hới.
Cơn bão số 8 (có tên quốc tế là Saudel) sáng nay đã đi vào Biển Đông. Đến 8 giờ sáng nay, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 780 km theo hướng Đông - Nam, Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Dự báo khi đến Hoàng Sa, bão mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 14, sau đó có khả năng yếu đi khi đổ bộ vào bờ vảo khoảng ngày 25/10 tại các tỉnh khu vực Miền Trung.
II. Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Ban Chỉ huy
1/ VPTT tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Nạp Tiền 188bet
tập trung vào các nội dung chính đó là: (i) Công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện đang vận hành phát điện và các dự án thủy điện đang thi công xây dựng trên địa bàn các tỉnh chịu mưa lũ từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. (ii) Các đơn vị thủy điện tổ chức ứng trực 24/24, kịp thời có biện pháp xử lý các tình huống sự cố do thiên tai gây ra đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại công trình và dân cư trong khu vực. Vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Rà soát bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết kể cả trong trường hợp bị cô lập dài ngày. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. (iii) Đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu. Kiểm soát, bình ổn giá trên thị trường.
2/ Trình Lãnh đạo Bộ ban hành Công điện để chỉ đạo các đơn vị triển khai ứng phó với bão số 8.
3/ Tham dự họp Ứng phó bão số 8 và mưa lũ ở các tỉnh Miền Trung tại Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT do Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì.
4/ Cử Đoàn công tác kiểm tra tình hình an toàn hồ, đập thủy điện tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
5/ Tham mưu Lãnh Đạo Bộ chuẩn bị thành lập Đoàn công tác thị sát, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 8 tại một số tỉnh Miền trung
6/ VPTT tổ chức trực ban 24/24 để kịp thời nắm bắt diễn biến của thiên tai; theo dõi thường xuyên công tác vận hành các hồ chứa thủy điện tại các tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng để tham mưu chỉ đạo.
III. Tình hình ứng phó và khắc phục hậu quả.
1. Tình hình chung:
Tình hình thiệt hại, công tác ứng phó mưa lũ, cụ thể như sau:
- Theo báo cáo qua điện thoại của các Sở Công Thương, các công trình công nghiệp không có sự cố. VPTT đã gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình, tình hình hiện nay như sau: Các chủ đập, hồ chứa tổ chức trực ban 24/24 để vận hành, ứng phó thiên, sự cố chủ yếu do mưa sạt lở nhỏ đường vào một số nhà máy, đơn vị đang huy động nguồn lực để xử lý khắc phục.
- Tình hình vận hành hồ chứa thủy điện: Các hồ nhỏ vận hành bình thường, các hồ lớn mực nước đã xấp xỉ mức mực nước dâng bình thường, Ban chỉ hủy PCTT&TKCN các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ đón bão số 8. Lưu lượng xả/ lưu lượng về hồ (m3/s) các lưu vực sông trong vùng ngập lụt như sau:
+ Lưu vực sông Cả: Chi Khê: 233/722; Hố Hô: 46/79; Khe Bố: 286/773; Nậm Pông: 55/79; Nhạn Hạc: 45/84; Bản Ang: 120/220. Thủy điện Bản Vẽ dung tích cắt lũ còn rất lớn, mực nước hồ/mực nước dâng bình thường hiện nay 196,1/200. Thủy điện Khe Bố: Q về hồ = Q phát điện; mực nước hồ = mực nước dâng bình thường.
+ Lưu vực sông Thạch Hãn: Đakrông 1: 91/91; Quảng Trị: 34/76
+ Lưu vực sông Hương: A Lưới: 82/125; Bình Điền: 391/452; Hương Điền: 310/501; Thượng Lộ: 97/120; A Roàng: 19/23
+ Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn: A Vương: 168/244; Đăk Mi 3: 116/187; Đăk Mi 4A: 165/235; Sông Bung 2: 77/109; Sông Bung 4: 284/401; Sông Bung 5: 590/791; Sông Tranh 2: 419/627; Khe Diên: 12/3 (MN hồ 207/187 m )
+ Lưu vực sông Trà Khúc: Đăkđrinh: 101/172.
+ Lưu vực sông Ba: Krông H’năng: 330/272; Sông Ba Hạ: 200/630; Thủy điện Sông Hinh dung tích cắt lũ còn rất lớn, mực nước hồ/mực nước dâng bình thường hiện nay 202,1/209.
Các hồ chứa vận hành an toàn. Lưu lượng về hồ cơ bản giảm.
2. Công tác cung cấp hàng hóa thiết yếu:
Quản lý thị trường đang phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong vùng trong vùng chịu ảnh hưởng cùng với đơn vị liên quan đôn đốc, rà soát các đầu mối doanh nghiệp về lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và tiến hành cung ứng đến địa bàn bị chia cắt, cô lập, chỉ đạo khắc phục nhanh các chợ để sớm hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, kiểm tra, kiểm soát chặt về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, cụ thể:
- Tại tỉnh Nghệ An: Lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm: 1.700 tấn gạo; 2.000 nghìn gói mì; 2.000 thùng nước uống; xăng 360 nghìn lít; dầu: 270 nghìn lít. Sở Công Thương đang rà soát các đơn vị thực hiện dự trữ đầy đủ các mặt hàng được giao, chủ động, sẵn sàng phục vụ ứng cứu.
- Tại tỉnh Hà Tĩnh: Lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm: 870 tấn gạo; 25.000 thùng mì tôm; 19 tấn lương khô; 57.340 lít nước uống đóng chai; 380.000 lít xăng; 250.000 lít dầu; 350.000 bao bì; 13.000 bạt chống xói.
Ngày 21/10/2020 Sở Công Thương đã huy động hàng hóa thiết yếu cứu trợ nhân dân 12.000 thùng mì tôm, 10.100 két nước uống đóng chai (mỗi két 24 chai loại 0,5 lít), 2.000 két nước uống đóng chai (mỗi két 6 chai loại 1,5 lít); 20 tấn gạo để ứng cứu nhân dân vùng lũ tại huyện Thạch Hà, Lộc Hà và thành phố Hà Tĩnh. Về giá thịt lợn và rau củ quả không có biến động: Tại các chợ dân sinh giá thịt lợn giao động từ 140.000 - 160.000 đ/kg, tại các siêu thị giá thịt lợn giá giao động từ 145.000-180.000 đ/kg tùy loại, các loại rau củ vẫn còn khan hiếm hàng do ngập lụt ảnh hưởng lớn tới cung ứng và tăng giá nhẹ từ 3000 - 5000 đ/bó.
- Tại tỉnh Quảng Bình: Ngày 21/10/2020 Sở Công Thương đã triển khai xuất cấp từ dự trữ 11.000 thùng mì tôm; 1.500 thùng nước và 1.000 thùng sữa tới huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh. Lượng hàng hóa sẽ tiếp tục được bổ sung và cung cấp từ các siêu thị vào ngày mai. Các doanh nghiệp trong kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu vẫn có thể đáp ứng khi có yêu cầu. Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm ổn định, riêng rau, củ, quả tăng nhẹ.
- Tại tỉnh Quảng Trị: UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận đề xuất của Sở Công Thương cấp hàng hóa dự trữ phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho: (i) Huyện Đakrông: Mì ăn liền 1.200 thùng (30 gói); Gạo tẻ 2.400 bao (5kg); Nước uống 3.600 chai 500ml. (ii) Huyện Hướng Hóa, cụ thể: Mì ăn liền 1.400 thùng (30 gói); Gạo tẻ 2.800 bao 5kg; Nước uống 4.200 chai 500ml. Sở Công Thương đang hướng dẫn, giám sát doanh nghiệp bàn giao số lượng hàng trên cho UBND các huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa. Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở khu đô thị, chợ dân sinh ở nông thôn đã được khôi phục cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, nguồn cung rau xanh còn hạn chế do vùng trồng rau tại tỉnh bị ảnh hưởng ngập lụt. Giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu không có biến động nhiều. Tuy nhiên, nguồn rau, củ, quả khan hiếm do vùng trồng rau tại tỉnh bị ảnh hưởng ngập lụt, hiện đang huy động từ Đăklăk, Đà Lạt xuống. Giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu không có biến động nhiều, cụ thể: Gạo tẻ từ 12.000 - 14.000 đ/kg; mỳ Hảo hảo từ 95.000 - 100.000 đ/thùng; thịt lợn từ 110.000 - 150.000 đ/kg; rau từ 10.000 - 15.000 đ/bó; nước uống từ 3.500 - 5.000 đ/chai.
- Tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã xuất hỗ trợ các địa bàn khó khăn gần hết số lượng dự trữ để cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt. Các mặt hàng tại chợ, siêu thị hiện nay đang đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Giá một số mặt hàng tăng nhẹ: Lương thực tăng 2-3%; thực phẩm tăng 3%; hàng rau củ quả tăng 3-4%.
- Tại Thành phố Đà Nẵng: Lượng hàng hóa dự trữ trên địa bàn hiện nay: 26.284 thùng mỳ ăn liền; 12.653 thùng lương khô; 83 tấn gạo, nếp các loại, 14.832 thùng nước đóng chai và 349 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 12.600 m3 xăng các loại, 17.000 m3 dầu diesel. Tình hình dịch Covid-19 tại thành phố cơ bản được kiểm soát, việc kinh doanh, mua bán trên địa bàn đã hoạt động trở lại, thị trường ổn định, giá cả không biến động. Các ngành chức năng đã chỉ đạo hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa lương thực, thực phẩm, rau, quả bảo đảm phục vụ nhu cầu tiêu dùng bảo đảm không để xảy ra bất ổn về giá và nguồn cung trên địa bàn thành phố.
3. Vận hành, cung cấp điện:
- Vận hành nguồn điện, lưới điện
+ Nguồn điện: vận hành bình thường.
+ Lưới điện truyền tải 220 - 500kV: vận hành bình thường.
+ Lưới điện phân phối 110kV: vận hành bình thường.
+ Lưới điện trung áp, hạ áp:
Hiện nay, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, do nước ngập sâu nên đang cắt điện để đảm bảo an toàn tại 199 xã/phường; đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 50 xã, cụ thể: Hà Tĩnh cắt điện 78 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 12 xã), Quảng Bình cắt điện 92 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 25 xã), Quảng Trị cắt điện 23 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 11 xã), Thừa Thiên Huế cắt điện 2 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã), Quảng Nam cắt điện 4 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã).
EVN đã chuẩn bị sẵn sàng phương án khôi phục, cung cấp điện các khu vực ngay sau khi nước rút.
- Tình hình thiệt hại
+ Thiệt hại về người: chưa có.
+ Thiệt hại về tài sản: các đơn vị đang thực hiện thống kê.
4. Tình hình tại các Tập đoàn, Tổng công ty khác: Không bị ảnh hưởng lớn.
Nguồn: Copy link