Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tin về tình hình chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa, lũ, tại khu vực miền Trung và ứng phó vỡi bão số 8

Hiện nay, mực nước trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đều đã xuống so với hôm qua ở mức xấp xỉ BĐ1; lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) vẫn đang ở mức cao và xuống chậm, tại Lệ Thủy lúc 4 giờ sáng nay là 3,17 m trên BĐ3 là 0,47 m. Do đó, ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.
I. Diễn biến tình hình mưa lũ và dự báo
 
Lượng mưa tại các tỉnh khu vực ngập lụt đã giảm mạnh, một số khu vực có mưa đêm hôm qua, cụ thể lượng mưa đo được tại Hà Tĩnh: Kỳ Thịnh 124 mm, giảm 126 mm so với hôm qua; Quảng Bình mưa nhỏ; tại Quảng Trị: Hải Thái 126 mm; Thừa Thiên Huế: Thị trấn Khe Tre 163 mm; Quảng Nam: Quế Lộc 219 mm, Hồ Trung Lộc 199 mm; Quảng Ngãi: Thủy điện Sông Tranh 3 142 mm; Phú Yên: Sông Hinh 184 mm; Khánh Hòa: Phượng Hoàng 105mm.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Trung Bộ nên dự báo ngày và đêm hôm nay, các tỉnh trong vùng ngập lụt từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam không mưa.
 
Hiện nay, mực nước trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đều đã xuống so với hôm qua ở mức xấp xỉ BĐ1; lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) vẫn đang ở mức cao và xuống chậm, tại Lệ Thủy lúc 4 giờ sáng nay là 3,17 m trên BĐ3 là 0,47 m. Do đó, ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 
Dự báo đêm nay, lũ trên các sông tiếp tục xuống.
Cơn bão số 8 - Saudel đã đi vào Biển Đông. Đến 4 giờ sáng nay, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 470 km không di chuyển theo hướng Đông - Nam như dự báo hôm qua, hiện đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và di chuyển chậm lại với tốc độ khoảng 10 km/h, Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13 tăng 2 cấp so với hôm qua. Dự báo khi đến Hoàng Sa, bão đạt cường độ mạnh nhất cấp 11 - 12, giật cấp 14, sau đó có hướng di chuyển khó lường và yếu đi khi đổ bộ vào bờ vào khoảng ngày 25 - 26/10 tại các tỉnh khu vực Miền Trung.
 
II. Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Ban Chỉ huy
 
1/ VPTT tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Nạp Tiền 188bet tập trung vào các nội dung chính đó là: (i) Công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện đang vận hành phát điện và các dự án thủy điện đang thi công xây dựng trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên. (ii) Các đơn vị thủy điện tổ chức ứng trực 24/24, sẵn sàng biện pháp xử lý các tình huống sự cố đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong khu vực. Vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Rà soát bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng trong trường hợp bị cô lập dài ngày. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. (iii) Sở Công Thương đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu. (iv) Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát, đảm bảo bình ổn giá trên thị trường.
2/ Ban hành Công điện số 7977/CĐ-PCTT ngày 21 tháng 10 để chỉ đạo các đơn vị triển khai ứng phó với bão số 8.
3/ Tham dự họp giao bao Ứng phó bão số 8 và mưa lũ ở các tỉnh Miền Trung tại Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT.
4/ Cử Đoàn công tác kiểm tra tình hình an toàn hồ, đập thủy điện tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
5/ Cử Đoàn công tác chỉ đạo công tác ứng phó bão số 8 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, thừa Thiên Huế.
6/ VPTT tổ chức trực ban 24/24 để kịp thời nắm bắt diễn biến của thiên tai; theo dõi thường xuyên công tác vận hành các hồ chứa thủy điện tại các tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng để tham mưu chỉ đạo.
 
III. Tình hình ứng phó và khắc phục hậu quả.
 
1. Tình hình chung:
 
Tình hình thiệt hại, công tác ứng phó mưa lũ, cụ thể như sau:
- Theo báo cáo qua điện thoại của các Sở Công Thương, các công trình công nghiệp không có sự cố.
- VPTT đã gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực duyên hải từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, tình hình hiện nay như sau: Các chủ đập, hồ chứa tổ chức trực ban 24/24 để vận hành, ứng phó thiên tai, sự cố. Các hồ chứa vận hành an toàn, Ban chỉ hủy PCTT&TKCN các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ đón bão số 8. lưu lượng về hồ từ hà Tĩnh đến Huế cơ bản giảm, từ Quảng Nam đến Phú Yên tăng nhẹ, cụ thể.
 
+ Lưu vực sông Cả: Chi Khê: 120/607; Hố Hô: 24/56; Nậm Pông: 31/55; Nhạn Hạc: 29/67; Bản Ang: 255/218. Thủy điện Bản Vẽ dung tích cắt lũ còn rất lớn, mực nước hồ/mực nước dâng bình thường hiện nay 196,22/200. Thủy điện Khe Bố: Nước đã đầy hồ, Q về hồ = Q phát điện.
+ Lưu vực sông Thạch Hãn: Đakrông 1: 69/104; Quảng Trị: 34/54
+ Lưu vực sông Hương: A Lưới: 15/82; Bình Điền: 201/228; Hương Điền: 148/302; Thượng Lộ: 39/64;
+ Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn: A Vương: 325/156; Đăk Mi 3: 76/148; Đăk Mi 4A: 401/154; Sông Bung 2: 51/90; Sông Bung 4: 212/292; Sông Bung 5: 1137/1234; Sông Tranh 2: 169/377; Khe Diên: 12/3 (MN hồ 207/187 m )
+ Lưu vực sông Trà Khúc: Đăkđrinh: 101/93.
+ Lưu vực sông Ba: Krông H’năng: 37/83; Sông Ba Hạ: 200/635; Thủy điện Sông Hinh dung tích cắt lũ còn rất lớn, mực nước hồ/mực nước dâng bình thường hiện nay 202,83/209.
 
2. Công tác cung cấp hàng hóa thiết yếu:
 
Lực lượng Quản lý thị trường đang phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong vùng trong vùng chịu ảnh hưởng cùng với đơn vị liên quan đôn đốc, rà soát các đầu mối doanh nghiệp về lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và tiến hành cung ứng đến địa bàn bị chia cắt, cô lập, chỉ đạo khắc phục nhanh các chợ để sớm hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, kiểm tra, kiểm soát chặt về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, cụ thể:
 
- Tại tỉnh Nghệ An: Lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm: 1.700 tấn gạo; 2.000 nghìn gói mì; 2.000 thùng nước uống; xăng 360 nghìn lít; dầu: 270 nghìn lít. Sở Công Thương đang rà soát các đơn vị thực hiện dự trữ đầy đủ các mặt hàng được giao, chủ động, sẵn sàng phục vụ ứng cứu, chưa có sự huy động. Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 82 cơ sở vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày đã phát hiện, xử lý 15 cơ sở. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu ổn định như: Gạo tẻ thường 10.400-10.600 đ/ kg; Mỳ tôm hảo hảo 95.000 đ/ thùng; Nước Khoáng Lavie 350ml Thùng 24 Chai 75.000-78.000 đ/ thùng; Bắp cải 8.000 đ/ kg…
 
- Tại tỉnh Hà Tĩnh: Lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm: 870 tấn gạo; 25.000 thùng mì tôm; 19 tấn lương khô; 57.340 lít nước uống đóng chai; 380.000 lít xăng; 250.000 lít dầu; 350.000 bao bì; 13.000 bạt chống xói.
Ngày 22/10/2020, Sở Công Thương Hà Tĩnh nhận Lệnh huy động của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh, huy động 6,5 tấn gạo, 2.068 thùng mì tôm, 1.600 két nước uống đóng chai để ứng cứu nhân dân vũng lũ thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh. Nhiều chợ truyền thống đã được khôi phục để cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân. Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 25 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cơ bản đã trở lại ổn định: Giá rau muống, mồng tơi 8-10.000/bó; rau cải 12.000đ/bó; các loại củ quả như củ cải, cà rốt 20-25.000/kg; mì ăn liền Kokomi 62 đồng/thùng, Hảo hảo 95.000 đồng/thùng; thịt lợn mông 130.000 đồng/kg đang còn tăng 10.000 kg so với trước lũ lụt.
 
- Tại tỉnh Quảng Bình: Sở Công Thương đã triển khai xuất cấp từ dự trữ 11.000 thùng mì tôm; 1.500 thùng nước và 1.000 thùng sữa tới huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh vào ngày 21/10. Hôm nay 22/10, Sở Công Thương đã triển khai xuất cấp hỗ trợ 2.400 thùng mì tôm; 1.000 thùng nước loại 1,5l và 1.000 thùng sữa tới huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa. Lượng hàng hóa đang tiếp tục được bổ sung từ các doanh nghiệp trong kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu. Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra, trong ngày không phát hiện vi phạm. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho người dân như: Gạo, muối, trứng, thực phẩm công nghệ,… giá ổn định. Các mặt hàng thực phẩm ăn nhanh như mì tôm, xúc xích, lương khô giá tăng, nguồn cung khan hiếm do hệ thống giao thông bị chia cắt và sức mua của các Đoàn từ thiện cứu trợ cho người dân các khu vực đang bị cô lập. Giá mặt hàng rau xanh, củ, quả, thịt lợn đã giảm, tuy nhiên vẫn còn tăng so với trước vì các vùng trồng rau trên địa bàn bị ngập. Giá rau xanh tăng từ 5.000 - 8.000 đồng/bó; củ, quả tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg; giá thịt lợn từ 170.000 đồng - 200.000 đồng/kg, tăng 20.000 -30.000 đồng/kg).
 
- Tại tỉnh Quảng Trị: Ngày 21/10, UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận đề xuất của Sở Công Thương cấp hàng hóa dự trữ phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho: (i) Huyện Đakrông: Mì ăn liền 1.200 thùng (30 gói); Gạo tẻ 2.400 bao (5kg); Nước uống 3.600 chai 500ml. (ii) Huyện Hướng Hóa, cụ thể: Mì ăn liền 1.400 thùng (30 gói); Gạo tẻ 2.800 bao 5kg; Nước uống 4.200 chai 500ml. Hôm nay, 22/10 Sở Công Thương tiếp tục hướng dẫn, giám sát Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị bàn giao số lượng hàng trên cho UBND 2 huyện nêu trên. Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở khu đô thị, chợ dân sinh ở nông thôn đã được khôi phục cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu được đáp ứng đầy đủ. Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 20 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cơ bản đã trở lại ổn định. Tuy nhiên, nguồn cung rau xanh còn hạn chế do vùng trồng rau tại tỉnh bị ảnh hưởng ngập lụt, hiện đang huy động từ Đăklăk, Đà Lạt xuống. Giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu không có biến động nhiều, cơ bản giữ như ở mức hôm qua, cụ thể: Gạo tẻ từ 12.000 - 14.000 đ/kg; mỳ Hảo hảo từ 95.000 - 100.000 đ/thùng; thịt lợn từ 110.000 - 150.000 đ/kg; rau từ 10.000 - 15.000 đ/bó; nước uống từ 3.500 - 5.000 đ/chai.
 
- Tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã tăng cường dự trữ hàng hóa tại tỉnh, số lượng cụ thể: Gạo: 510 tấn gạo; Mì tôm: 61.000 thùng; Nước uống: 2.700 thùng; Đồ hộp các loại: 3.500 thùng và một số lượng lớn các mặt hàng thiết yếu khác như bánh gạo, dầu ăn, nước mắm, muối, bột nêm, bột ngọt....
 
Tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống trên địa bàn đều tổ chức dự trữ hàng hoá nhằm bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Hàng hóa tại các siêu thị, chợ đầy đủ các mặt hàng để cung ứng phục vụ nhân dân, tình hình nhập hàng hàng ngày của các siêu thị đã trở lại bình thường. Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 1 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cơ bản đã trở lại ổn định: Gạo tẻ ngon 18.000 đ/kg; thịt lợn mông 120.000 đ/kg; mặt hàng rau, củ, quả tăng nhẹ như bắp cải 17.000 đ/kg; rau cải xanh 35.000 đ/kg.
 
- Tại Thành phố Đà Nẵng: Ổn định, không có biến động so với hôm qua. Lượng hàng hóa dự trữ trên địa bàn hiện nay: 26.284 thùng mỳ ăn liền; 12.653 thùng lương khô; 83 tấn gạo, nếp các loại, 14.832 thùng nước đóng chai và 349 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 12.600 m3 xăng các loại, 17.000 m3 dầu diesel. Tình hình dịch Covid-19 tại thành phố cơ bản được kiểm soát, việc kinh doanh, mua bán trên địa bàn đã hoạt động trở lại, thị trường ổn định, giá cả không biến động. Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Từ thời điểm bão số 6 đến nay không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cơ bản đã trở lại ổn định: Gạo thường (gạo quê) 13.000-14.000 đ/kg; mỳ hảo hảo 95.000-100.000 đ/kg; thịt heo mông loại I 130.000-145.000 đ/kg; Rau muống 15.000-20.000 đ/kg…
 
3. Vận hành, cung cấp điện:
- Vận hành nguồn điện, lưới điện
+ Nguồn điện: vận hành bình thường.
+ Lưới điện truyền tải 220 - 500kV: vận hành bình thường.
+ Lưới điện phân phối 110kV: vận hành bình thường.
+ Lưới điện trung áp, hạ áp:
Hiện nay, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, một số khu vực nước ngập sâu nên đang cắt điện để đảm bảo an toàn tại 98 xã/phường; đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 101 xã, cụ thể: Hà Tĩnh cắt điện 26 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 52 xã), Quảng Bình cắt điện 56 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 36 xã), Quảng Trị cắt điện 12 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 11 xã), Thừa Thiên Huế cắt điện 1 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã), Quảng Nam cắt điện 3 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã).
EVN đã chuẩn bị sẵn sàng phương án khôi phục, cung cấp điện các khu vực ngay sau khi nước rút.
- Tình hình thiệt hại
+ Thiệt hại về người: chưa có.
+ Thiệt hại về tài sản: các đơn vị đang thực hiện thống kê.
 
4. Tình hình tại các Tập đoàn, Tổng công ty khác
Không bị ảnh hưởng lớn.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website