Tập trung khơi thông thị trường, bảo đảm cung cầu
Năm 2012: thị trường phát triển trong khó khăn
Đánh giá hoạt động của Tổ điều hành thị trường trong nước năm 2012, ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nạp Tiền 188bet - cho rằng: Năm 2012 đã thực hiện thành công kiểm soát lạm phát, với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 6,81%, thấp hơn mức Quốc hội đặt ra là 7-8%. Để đạt được kết quả này là sự triển khai quyết liệt các nghị quyết của Chính phủ; với sự đồng thuận và sự hưởng ứng tích cực của toàn dân và các doanh nghiệp (DN), kinh tế trong nước tiếp tục giữ ổn định, thị trường trong nước tiếp tục được mở rộng. Cân đối cung cầu các mặt hàng trọng yếu được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cơ chế chính sách điều hành chung đối với thị trường trong nước cũng như đối với các ngành hàng tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, điều tiết theo quy luật thị trường có sự quản lý, định hướng của Nhà nước.
Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của Tổ điều hành thị trường, nhiều hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng cường liên kết giữa các DN đã được triển khai như các hội thảo bàn giải pháp tăng cường liên kết trong chuối cung ứng thực phẩm, các hoạt động ký kết thỏa thuận cung ứng hàng hóa, sử dụng sản phẩm của nhau giữa các DN Nạp Tiền 188bet …. nhằm tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho DN. Ngoài ra, các thành viên Tổ cũng tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí, thông tin định hướng kịp thời nhằm hạn chế việc đưa tin thiếu căn cứ, gây bất ổn thị trường.
|
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chủ trì hội nghị |
|
Ông Võ Văn Quyền báo cáo tình hình hoạt động của Tổ điều hành thị trường trong nước |
Tại hội nghị, Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và đầu tư- phân tích: “Nếu phí dịch vụ y tế và giáo dục được kiểm soát bình ổn thì CPI cả năm 2012 chỉ là trên 3,81%- một con số khá ngạc nhiên đối với một nền kinh tế đang phát triển nhu Việt Nam”.
CPI tăng thấp không những giúp Chính phủ đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô mà còn là điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho DN phục hồi và mở rộng sản xuất, giúp người dân giảm bớt khó khăn trong đời sống hàng ngày…
Tuy nhiên, theo Tổ điều hành đánh giá, khi giá tiêu dùng giảm liên tiếp khiến các nhà quản lý không thấy mừng mà lại dấy lên nỗi lo lắng. Bởi đây là năm khó khăn với nền kinh tế nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng vì sản xuất gặp khó khăn, nhiều DN giải thể hoặc ngừng hoạt động, thu nhập của người dân giảm sút nên có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Chính điều này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh càng thêm khó khăn do sức tiêu thụ hàng hóa kém, sản xuất đình trệ.
Năm 2012, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.324.443 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2011, đây là mức tăng thấp so với các năm thông thường (năm thông thường tăng khoảng 20%). Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ năm 2012, nhóm ngành thương nghiệp là nhóm tăng thấp nhất (chỉ tăng 15%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ năm 2012 chỉ tăng 6,2% so với năm 2011 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ năm 2011 tăng 4,7%; năm 2010 tăng 19,3%; năm 2009: 14,9%; năm 2008: 9,7% và năm 2006 đều tăng trên 15%).
Lạm phát tăng thấp cũng ảnh hưởng đến mọi mặt, phần nào có thể nhận thấy thông qua các chỉ tiêu tiền tệ, sản xuất và tiêu dùng liên quan, như tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ khoảng 5% (gần bằng 1/6 năm 2009), giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4,6% (bằng ½ năm 2009) và tổng mức bán lẻ hàng hóa sau khi loại trừ yếu tố tăng giá chỉ tăng hơn nửa năm 2009.
Năm 2013, lo ngại quy luật lạm phát từ thấp sang cao
Với những diễn biến giá cả như năm nay, nhiều chuyên gia lo ngại diễn biến giá năm 2013 sẽ lặp lại kịch bản năm 2009- 2010, tức là lạm phát chuyển từ thấp sang cao. Tổ điều hành dự báo, năm 2013, do kinh tế thế giới và trong nước chưa thực sự hồi phục, sức tiêu thụ hàng hóa chưa được cải thiện nhiều; một số loại hàng hóa, dịch vụ sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình (điện, than, phí dịch vụ y tế, giáo dục…) nên CPI năm 2013 có thể sẽ cao hơn năm 2012 nhưng vẫn ở mức dưới 10%.
Ông Phạm Xuân Hòe- Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước- cho rằng: Áp lực lớn nhất trong điều hành là sức mua giảm sút. Áp lực thứ hai là lo vốn cho tăng trưởng kinh tế,trong khi vốn vay chủ yếu qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra là thách thức về bất ổn đối với giá năng lượng và lương thực, thị trường bất động sản chưa hồi phục… Vì thế, cần lưu ý lộ trình tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục. Tổ điều hành thị trường cần kiến nghị Chính phủ tính toán, công bố chỉ số chu kỳ kinh doanh của nền kinh tếđể lường trước quy luật trong điều hành.
Để kiềm chế lạm phát ngay từ đầu năm 2013, ông Nguyễn Đức Thắng- Vụ trưởng Vụ Thống kê giá Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và đầu tư- cảnh báo: Từ những biến động của CPI năm 2013 có thể thấy rằng, cần phải hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tài khóa. Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, bội chi ngân sách còn lớn cần giám sát chặt chẽ chi tiêu công, đầu tư công nếu không sẽ tăng bội chi, làm lạm phát tăng cao. Cần điểu chỉnh lộ trình giá thị trường dồn dập nhiều loại trong cùng thời gian sẽ tạo ra cộng hưởng, ảnh hưởng đến kiềm chế lạm phát.
Giải pháp cho thị trường năm 2013
Để đạt được mục tiêu kiềm chế CPI năm 2013 dưới 7-8%, Tổ điều hành thị trường trong nước đã đưa ra một số giải pháp. Theo đó, các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục khai thác tối đa năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, các sản phẩm thiết yếu, đồng thời củng cố và nâng cao hệ thống phân phối nhằm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn hàng
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế lạm phát
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách ổn định tỷ giá ngoại tệ và bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho DN nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng (xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh…); tiếp tục các giải pháp giảm mặt bằng lãi luất vốn vay, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các đối tượng được ưu tiên trong nông nghiệp, xuất khẩu.
Nạp Tiền 188bet tiếp tục các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước; Tổ chức tốt công tác thông tin dự báo, tổ chức xây dựng mạng lưới thông tin từ các địa phương để chủ động trong công tác dự báo và điều hành thị trường trng nước…
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa: Năm 2012, những dự báo, ý kiến của Tổ điều hành đưa ra đều được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sát với thực tế. Các kiến nghị của Tổ được giải quyết nhanh chóng, có kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, điều hành thị trường, góp phần kiềm chế giá tiêu dùng tăng cao. |