Người dân hưởng lợi từ chính sách điều hành xăng dầu
Thị trường xăng dầu từng bước hình thành
Tại tọa đàm, trả lời câu hỏi vì sao sau 3 năm thực hiện Nghị định 84/2009/NĐ-CP nhưng đến nay kinh doanh xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nhất là giá xăng dầu không theo kịp giá thế giới, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú đã cho biết: Chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xuất phát từ một nền kinh tế tập trung bao cấp. Vì thế, việc chuyển đổi không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai. Nghị định 84 cũng chưa phải là bước cuối cùng để kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đây là nghị định tiếp nối các Quyết định 187, Nghị định 55 và sau này còn nhiều bước nữa để kinh doanh hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
|
Còn ý kiến cho rằng, do Petrolimex đang độc quyền (hoặc thuộc nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường) trong kinh doanh xăng dầu, do vậy việc giao quyền cho doanh nghiệp tự quyết định giá là đi ngược với nguyên lý quản lý theo cơ chế thị trường, Thứ trưởng Tú khẳng định, thị trường xăng dầu đang có những bước tiến: Thứ nhất, khi chúng ta còn trong cơ chế kinh tế bao cấp thì Petrolimex là đơn vị duy nhất cung cấp xăng dầu cho cả nước. Đến nay, chúng ta đã có 13 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu và thời gian tới cần nhiều DN hơn nữa. Thứ hai, chúng ta tiến từ việc Nhà nước định giá đến DN được định giá từ 7-12%. Và trước đây thị phần Petrolimex là 100% thì hiện nay còn 48%, rõ ràng thị trường có một bước tiến dài.
Tuy nhiên, Thứ trưởng thừa nhận, đối với quyền định giá của DN mà Nghị định 84 xác lập thì từ ngày 1/10/2009 khi Nghị định 84 có hiệu lực đến nay cơ bản việc định giá vẫn là do Nhà nước điều tiết (40 tháng), doanh nghiệp chỉ có 2 tháng.
Ông Bùi Ngọc Bảo- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam- bổ sung: trong chủ trương kinh doanh xăng dầu thì trong Quyết định 187 (năm 2003), Nghị định 55 ( năm 2007) và sửa đổi bằng nghị định 84 (2009) đây là lộ trình trong 10 năm. Còn đối với Petrolimex từ một đơn vị trước năm 1990 độc quyền 100% có trách nhiệm cung ứng theo chỉ tiêu nhà nước thì nay chúng ta đã tạo ra thị trường. Petrolimex cũng chủ động tạo khoảng trống cho thị trường cho các doanh nghiệp khác. Tới nay thị trường xăng dầu đã có 13 đầu mối, hàng ngàn DN với 13.000 cửa hàng, trong đó Petrolimex có 2.500. Như vậy thị trường xăng dầu đã có khả năng xác lập. Vấn đề còn lại là vận hành như thế nào để tạo ra thị trường thực thụ.
Giá xăng dầu không có chuyện không minh bạch!
Đề cập đến tính minh bạch của giá xăng dầu, ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó Cục trưởng phụ trách Cục quản lý Giá- cho biết: Giá xăng dầu đang thực hiện quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật, trong đó có các Nghị định của Chính phủ. Chúng ta đang thực hiện theo Nghị định 84 và bám sát 4 điều cơ bản trong Nghị định này là Điều 3, 22, 26 và 27, có sự giám sát, kiểm soát giá xăng dầu với các doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng cơ chế giá này rất công khai, minh bạch.
Về công khai, Nhà nước đã ban hành cơ chế rõ ràng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84, các bộ, ngành ban hành Thông tư hướng dẫn, như Bộ Tài chính ban hành Thông tư 234 quy định cụ thể về cấu thành giá, quỹ bình ổn giá... Mỗi lần điều hành giá, chúng tôi đều họp báo thông tin về cách tính giá, điều hành giá, về các công cụ điều tiết, giải thích cụ thể tại sao. Kết quả thanh tra, kiểm tra đều được công khai qua báo chí... Về minh bạch, chúng tôi đều thông báo rõ ràng các chi phí cấu thành giá, ví dụ giá cơ sở... Tôi xin thông tin đến người dân và các cấp như vậy.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng khẳng định: “Những ai cho rằng giá xăng dầu không minh bạch, xin dành 1 giây đồng hồ, giở bất cứ một tờ Thị trường nào ban hành vào bất cứ ngày nào, trong đó đều công bố rõ giá cơ sở của xăng dầu vào đúng ngày hôm đó, theo đúng công thức của Bộ Tài chính. Do vậy, không thể nói là không minh bạch.
Ưu tiên quyền lợi người dân
Ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, trong suốt thời gian dài thuế xăng dầu được vận hành thiên về mục tiêu bình ổn giá, nghĩa là giá thế giới cao thì điều chỉnh hạ thuế, để giá bán thấp, thậm chí nhiều thời điểm thuế về bằng 0%, đương nhiên giá bán sẽ không theo xu thế thế giới, chỉ tăng vừa phải. Điều đó chứng tỏ Chính phủ và Bộ Tài chính quan tâm bình ổn giá và khi giá hạ thì Bộ Tài chính điều chỉnh thuế, nhưng khi điều chỉnh thuế tăng lên thì cơ hội hạ giá lại không còn. Trong năm 2012, gần như thuế bằng 0%. 6 tháng đầu và phải sử dụng quỹ bình ổn giá để tránh giá tăng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết, Chính phủ chỉ đạo trong 3 lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân thì ưu tiên trước hết người dân, thứ hai là doanh nghiệp, thứ ba mới là Nhà nước. Lợi ích người dân thể hiện qua việc điều hành giá, trong đó DN ít nhất hòa vốn, của Nhà nước là thuế, còn người dân được hưởng ưu tiên giá bán dưới giá cơ sở. “Tôi khẳng định điều này dù nhiều người còn nghi ngờ. Nhưng nếu không tin, hãy mở tờ Thị trường hàng ngày, so sánh với giá cơ sở là biết ngay.”- Thứ trưởng Tú nói.
Theo Thứ trưởng, chúng ta luôn bình ổn giá, để giá thấp hơn giá cơ sở, trước đây bù giá trực tiếp cho DN, năm 2008 bù khoảng 23 nghìn tỷ đồng, nhưng theo Nghị định 84 thì không còn bù cho DN nên doanh nghiệp bị lỗ tích lũy. Còn Nhà nước hầu hết hy sinh về thuế, trong khoảng từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 9 năm nay, về cơ bản Bộ Tài chính không thu thuế xăng dầu. Lẽ ra khi giá thế giới giảm thì ta phải tăng thuế, khi nào giá tăng thì cho tăng giá để doanh nghiệp bù lại, nhưng thực tế chưa bao giờ bù cho DN cả. Sau khi kiểm toán năm ngoái, Bộ Tài chính thừa nhận DN lỗ tích lũy mười mấy nghìn tỷ đồng.
Về vấn đề này ông Nguyễn Anh Tuấn nói thêm, vừa qua đánh giá toàn diện về xăng dầu thì như anh Bảo nói, từ Quyết định 187 đến 55 và 84, chúng tôi đánh giá Nghị định 84 là tương đối tích cực khi chuyển sang cơ chế thị trường, trước khi ban hành Nghị định 84 thì năm nào cũng phải bù lỗ. Xin nhấn mạnh xăng dầu là mặt hàng chiến lược cần bình ổn giá. Vừa qua, Thủ tướng đã nhắc, khi giá xăng dầu thế giới tăng thì điều hành phải cân nhắc tới các chỉ tiêu KT-XH, sử dụng công cụ thuế, phí... Nhà nước phải hi sinh lợi ích. Thứ hai là sử dụng quỹ bình ổn giá, sử dụng rất linh hoạt trên nguyên tắc quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Ổn định thuế xăng dầu: tại sao không?
Ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng: Muốn giá xăng dầu theo kịp giá thế giới cần phải ổn định thuế. Trong các nghị định đều nói thuế phải ổn định. Bởi vì, mục tiêu thứ nhất của thuế là nguồn thu ngân sách chính, mục tiêu tiếp theo mới là giá, còn quy định tính giá 30 ngày, 20 ngày hay 10 ngày phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu của chúng ta chứ không liên quan đến việc giá lên hay xuống. Nếu chúng ta ổn định thuế thì tôi đảm bảo dù có 30 ngày, giá sẽ tăng một chiều và sau đó sẽ giảm đúng theo liều lượng thời gian. Nếu ta không đánh giá kỹ điều này thì có lẽ có sửa đổi Nghị định 84 cũng không giải quyết được và một thời gian sau sẽ lại ghi nhận hiện tượng tăng nhanh, giảm chậm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, khung thuế xuất nhập khẩu xăng dầu của chúng ta thực hiện theo cam kết khi gia nhập WTO là từ 0-40%, đây cũng là cơ hội sử dụng công cụ thuế để thực hiện bình ổn giá, đảm bảo mức độ giá hợp lý phù hợp nhất.
Ông Bùi Ngọc Bảo giải thích rõ, ổn định thuế không phải là cố định con số tuyệt đối mà biểu thuế vẫn tính theo tỷ lệ % nhưng cố định giá định hướng tính thuế từng năm, từng giai đoạn, tuỳ theo yêu cầu ngân sách và tính toán mức giá bán cho người dùng trong vòng 6 tháng hay 1 năm. Nếu giá xuống thấp quá thì chúng ta có thể tăng thuế lên đến 40%. Cái này sẽ giải quyết những vấn đề hết sức bức xúc thời gian qua như tạm nhập tái xuất, hoàn thuế, gian lận giá… Như đối với Campuchia, Lào đều áp dụng thu thuế cố định và rất thuận tiện trong xây dựng ngân sách. “Đối với doanh nghiệp, vài năm gần đây chungs tôi không thể xây dựng được kế hoạch lợi nhuận và chỉ tiêu ngân sách”- ông Bảo nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, nếu chúng ta áp mức thuế cố định 1 năm thì lợi cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhưng người dân thiệt khi tăng giá bất thường, như vậy đi ngược lại chỉ đạo của Thủ tướng là điều hành giá linh hoạt, thứ nhất nếu giá tăng thì giảm thuế, thứ hai là doanh nghiệp hy sinh một phần và cuối cùng mới đến người dân.
Kinh doanh lỗ, cây xăng không được đóng cửa!
Đề cập đến trách nhiệm đối với, hệ thống cửa hàng xăng dầu, ông Bùi Ngọc Bảo cho biết: Hiện thống cửa hàng xăng dầu trên cả nước có khoảng 13 ngàn, trong đó của Petrolimex khoảng 2.500, của các doanh nghiệp nhà nước khác khoảng 500, còn hơn 10 ngàn cửa hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Hệ thống này đều theo quy định của Nghị định 84, là đại lý cho 13 doanh nghiệp đầu mối, các doanh nghiệp phải giám sát đại lý của mình, kể cả chất lượng. Vừa qua, các đầu mối, các cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này, nhưng trên thực tế thì mạng lưới rất lớn, tản mạn, cơ sở kỹ thuật vật chất không thực sự đồng đều, quan hệ giữa đầu mối và đại lý là quan hệ giữa pháp nhân và pháp nhân nên trong chừng mực nào đó việc quản lý cũng không thực sự như hệ thống cửa hàng trực thuộc mình. Với Petrolimex, qua kiểm tra 2.500 cửa hàng đều không phát hiện gian lận về đong đo, chất lượng, vì đó là hệ thống của chúng tôi, có chế tài kiểm tra, kiểm soát rất chi tiết.
Còn Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, chúng ta không nên lấy hiện tượng để kết luận về tất cả. Trong 13 nghìn cây xăng thì tỷ lệ gian lận là rất nhỏ, có thời điểm cơ quan nhà nước đã phát hiện đến 20, 30 cây xăng vi phạm, nhưng đừng kết luận cả 13 nghìn cây xăng đều vi phạm. Hãy công bằng hơn với những người làm tốt.
Đối với câu hỏi, trường hợp đầu mối không đảm bảo thù lao để cho đại lý duy trì hoạt động dẫn đến lỗ kéo dài như năm 2012 thì đại lý có được phép đóng cửa không? Thứ trưởng khẳng định: Kinh doanh xăng dầu là loại hình kinh doanh có điều kiện, nên những doanh nghiệp khi tham gia thị trường thì đều phải chấp hành, kinh doanh xăng dầu lỗ cung không được phép đóng cửa. “Giống như người đi trên đường, luật đặt ra trước là không được vượt đèn đỏ, kinh doanh xăng dầu cũng thế, là kinh doanh có điều kiện khi tham gia, vì thế không còn cách nào khác”- Thứ trưởng giải thích.
Đối với kiến nghị hoa hồng cho đại lý, Thứ trưởng cho rằng: Thứ nhất, trong vấn đề phí, giá, thuế phải đặt trong bối cảnh cụ thể, tổng thể của thị trường. Thứ hai tăng phí lên không khó, nó sẽ vào giá, vấn đề là ưu tiên lợi ích của ai, tôi xin nhắc lại thứ tự ưu tiên lợi ích hiện nay là người tiêu dùng, doanh nghiệp và cuối cùng là nhà nước. Vì vậy, những doanh nghiệp không đáp ứng được, đầu tư không đủ, chi phí cao thì phải rút khỏi thị trường. Luật chơi đã được định sẵn, còn nếu trong hoàn cảnh thuận lợi thì nếu Petrolimex làm như thế thì cơ quản lý nhà nước đã “thổi còi từ lâu”.
Ông Bùi Ngọc Bảo cũng giải thích rõ: Thực tế đại lý cùng chung quyền lợi với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vì vậy không có chuyện doanh nghiệp đầu mối có lợi nhuận mà không chia sẻ cùng đại lý. Trong thời gian qua, cùng với mục tiêu bình ổn giá cả, giảm thiểu lạm phát thì bản thân doanh nghiệp đầu mối cũng hết sức khó khăn và doanh nghiệp đại lý cũng phải chia sẻ. Và việc sửa đổi mức phí, giá đúng hơn thực tế thì mức chia sẻ thời gian tới sẽ đảm bảo doanh nghiệp trong dây chuyền ít nhất có lãi.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Tú thừa nhận: Điều hành giá trong 13.000 cây xăng có một vài chục, vài trăm cây xăng khó khăn về chi phí thì điều hành đúng, còn nếu 50% số cây xăng có khó khăn đến mức phải đóng cửa thì điều hành có vấn đề. Tôi xin chia sẻ khó khăn với các đại lý, cây xăng, có những thời điểm như tháng 3/2011 phí hoa hồng chỉ còn 70-100 đồng/lít, thời điểm ngấp nghé vỡ hệ thống xăng dầu và buộc chúng ta phải tăng giá xăng dầu ở mức tương đối lớn.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm, chi phí định mức với xăng dầu được quy định tại Thông tư 234 được xây dựng từ năm 2009, ở thời điểm đó thì định mức này là phù hợp. Nhưng từ đó tới nay, các yếu tố tác động tới chi phí định mức như tiền lương, lãi suất, giá thuê cửa hàng, cước vận chuyển... đã có thay đổi, vì thế Bộ Tài chính đang đánh giá rà soát để sẽ có điều chỉnh hợp lý.