Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng tổ chức phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp
Tổ chức nhân lực Dầu khí
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước muôn vàn khó khăn như phải đối phó với thù trong giặc ngoài, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân… nhưng vẫn dành sự quan tâm đến ngành địa chất và mỏ. Ngày 1-4-1946, Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ được thành lập, trực thuộc Bộ Quốc dân Kinh tế. Để chuẩn bị nguồn nhân lực, tháng 7 năm 1955, lớp chuyên viên địa chất đầu tiên được Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet khai giảng.
Toàn cảnh Hội nghị công tác tổ chức nhân sự và đào tạo Tập đoàn năm 2015 |
Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lãnh đạo và Chính phủ đã đánh giá cao vai trò của ngành Dầu khí đối với đất nước. Từ năm 1956, Chính phủ đã có chủ trương gửi một số học sinh đi Liên Xô và Rumani học ở các trường đại học nổi tiếng về dầu khí, đồng thời yêu cầu các trường đại học, trung cấp trong nước đào tạo ngành địa chất, địa vật lý.
Trong giai đoạn lịch sử này, dù điều kiện đất nước còn rất khó khăn, thiếu thốn, cả nước đang tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, với niềm tin tất thắng và tầm nhìn chiến lược về vai trò của ngành Dầu khí đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo thống nhất để Bộ Nội vụ chủ động chuẩn bị và từng bước phát triển nguồn nhân lực địa chất. Từ con số 257 người năm 1955 (chỉ có 3 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ trung cấp) thì năm 1960, Cục Địa chất có hơn 5 nghìn người và năm 1972, Tổng cục Địa chất có khoảng 22 nghìn người trong đó có hàng nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Đây là lực lượng nhân lực quan trọng làm nòng cốt cho các giai đoạn phát triển ngành dầu khí nhiều năm sau này.
Sau ngày cả nước vừa thống nhất, lãnh đạo Đảng, Chính phủ đã ngay lập tức tiếp quản, thu thập các tài liệu về dầu khí của chính quyền Sài Gòn. Chưa đầy một tuần sau chiến thắng 30-4-1975, nhóm cán bộ đầu tiên đã bay vào Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ trên. Đến ngày 20-7-1975, Bộ Chính trị đã tiến hành cuộc họp đầu tiên tại Sài Gòn để xác định đường lối phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Ngày 9-8-1975, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triền khai thăm dò dầu, khí trên cả nước. Để đạt được mục tiêu nói trên, Nghị quyết nêu rõ yêu cầu lập “kế hoạch tích cực chuẩn bị cán bộ, công nhân để đưa đi đào tạo ở nước ngoài, chú ý đào tạo cán bộ quản lý, luật pháp, thương mại quốc tế, cán bộ có trình độ cao và công nhân lành nghề thuộc những phần then chốt trong kỹ thuật thăm dò khai thác chế biến dầu, khí. Mở rộng việc đào tạo cán bộ dầu, khí ở các trường đại học và trung cấp ở trong nước…”.
Điều này trên thực tế đã chứng minh tầm nhìn của lãnh đạo Đảng, ngành tổ chức nhà nước từ rất sớm đã xác định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ sở, định hướng cho việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực của ngành Dầu khí Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết này, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã cử nhiều đoàn đi học tập kinh nghiệm ở một số nước có ngành công nghiệp dầu khí phát triển như Iraq, Kuwait, Mexico, Pháp, Trung Quốc...
Trong cả 3 thời kỳ phát triển ngành Dầu khí sau này (1975-1990; 1990-2005 và 2005 đến nay), lãnh đạo Đảng, Chính phủ và trực tiếp là Bộ Nội vụ đã liên tục, kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về đào tạo nguồn nhân lực dầu khí trong nước và quốc tế, xây dựng kế hoạch từng giai đoạn cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dầu khí. Có thể nói, ngành tổ chức Nhà nước đã hiện thực hóa chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, là kim chỉ nam cho việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực dầu khí, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguồn nhân lực quốc tế
Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong những năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã và đang nỗ lực để trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm an ninh năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh ngành công nghiệp dầu khí, sở hữu đầy đủ chuỗi giá trị của ngành Dầu khí.
Để đạt được mục tiêu chiến lược nêu trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngang tầm khu vực và thế giới, đủ năng lực điều hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Về định hướng phát triển nguồn nhân lực Tập đoàn, Trưởng ban Tổ chức Nhân sự Tập đoàn Bùi Thị Nguyệt nhấn mạnh: “Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong đào tạo và phát triển nhân lực là xây dựng một tổ chức học tập, trong đó mỗi người lao động có tinh thần học tập suốt đời và tạo điều kiện tối đa cho mọi người lao động được học tập dưới mọi hình thức và cống hiến tối đa năng lực trí tuệ của mình cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn”.
Trong những năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã xây dựng một hệ thống quản lý và tổ chức công tác đào tạo chặt chẽ từ công ty mẹ đến các đơn vị thành viên, phù hợp với điều kiện sản xuất - kinh doanh đặc thù của mỗi đơn vị. Tại hội nghị công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực Tập đoàn 2015, quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Quốc Khánh khẳng định: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát và đổi mới công tác nhân sự, công tác cán bộ, xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực cốt lõi, xây dựng cơ chế chính sách để giữ chân người tài”.
Mặt khác, Tập đoàn đã xây dựng hệ thống công tác quản trị doanh nghiệp và công tác nhân sự đạt chuẩn quốc tế. Thực hiện tốt chế độ chính sách và xây dựng hệ thống thang bảng lương theo quy định mới của Nhà nước, đặc biệt chú trọng hệ thống thang bảng lương chuyên gia mang tính đặc thù của ngành dầu khí; Tăng cường công tác đào tạo của mỗi đơn vị, gắn đào tạo với thực tiễn, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án của Tập đoàn.
Chúng ta phải khẩn trương, quyết liệt để công tác nhân sự và đào tạo ngày càng phát triển thì Tập đoàn mới có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực chất lượng cao của nhiều Tập đoàn dầu khí trong khu vực”.
Có thể nói, để xây dựng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao tiệm cận với các Tập đoàn Dầu khí quốc tế, hướng tới mục tiêu là một trong những đơn vị mạnh trong nhóm thách thức trên bản đồ dầu khí thế giới có sự đóng góp rất quan trọng của ngành tổ chức Nhà nước, những người làm công tác tổ chức luôn thầm lặng tìm kiếm, chăm sóc những nhân tài về kỹ thuật, quản lý cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bao gồm Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và 32 đơn vị thành viên với hơn 42.000 CBCNV. Cơ cấu trình độ được đào tạo (ĐH và SĐH/CĐ và THCN/CNKT) của ngành dầu khí cũng dần tiếp cận với cơ cấu của thế giới: PVN (1-2,92-9,12) và của thế giới (1-4-10). Lực lượng lao động Tập đoàn có tuổi đời trung bình trẻ (34,79) với 43% độ tuổi dưới 30 và 30% từ 31-39 tuổi. Năng suất và giá trị lao động của ngành Dầu khí rất cao khoảng 10.970 triệu đồng/người/năm, gấp 15 lần so với ngành khai khoáng, gấp 21 lần so với ngành sản xuất - phân phối điện. |