Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cam kết chất lượng sản phẩm xơ, sợi Đình Vũ
Tham dự Hội nghị, về phía Nạp Tiền 188bet có bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước; ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ. Đại diện lãnh đạo Thành phố Hải Phòng là ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố. Về phía Tập đoàn Dệt may (Vinatex) có ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Vinatex.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc; ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc; các ông Phan Đình Đức, Đinh Văn Sơn, Vũ Khánh Trường, Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn; ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc PVTEX và đại diện hơn 80 doanh nghiệp dệt, sợi trên cả nước.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu phát biểu tại Hội nghị |
Đây là hội nghị khách hàng đầu tiên được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức nhằm cung cấp cho các đối tác và khách hàng những thông tin mới nhất về tình hình hoạt động sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm xơ, sợi của NMXS Đình Vũ.
NMXS Đình Vũ được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Vinatex hợp tác đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến trên 325 triệu USD, công suất thiết kế 175 nghìn tấn xơ, sợi/năm. Đây nhà nhà máy có qui mô lớn và hiện đại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xơ sợi Polyester.
Được khởi công từ năm 2009, sau 1 thời gian xây dựng và vận hành chạy thử, đến ngày 29/5/2014, nhà máy đã chính thức nạp liệu khởi động lại và vận hành thương mại. Sau quá trình kiểm tra kỹ thuật, công nghệ, 2 sản phẩm thương mại chính là xơ cắt ngắn (PSF) và sợi Filament (POY và DTY) đã được Viện Dệt may, các đơn vị sử dụng thử nghiệm trên cả 3 miền Bắc Trung Nam như Dệt Đông Quang, Phong Phú, Nam Định, Vinh… đánh giá đạt tiêu chuẩn, đủ tiêu chuẩn để cung cấp ra thị trường.
Hiện, nhà máy đang hoạt động ổn định với trên 50% công suất, tỷ lệ sản phẩm xơ PSF loại A đạt 90% , sợi DTY đạt loại AA/A trên 90%. Trong thời gian vừa qua, PVTEX đã ký bán 21.000 tấn sản phẩm các loại cho các đơn vị sản xuất và nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng như chất lượng sản phẩm của PVTEX đạt tương đương với các nhà cung cấp khác của Thái Lan, Trung Quốc cho ngành dệt, kéo sợi Việt Nam.
Các doanh nghiệp dệt, kéo sợi tham quan NMSX Đình Vũ |
Trước khi diễn ra Hội nghị, các vị đại biểu, khách mời trong ngành dệt, sợi đã được trực tiếp tham quan phân xưởng sản xuất xơ PSF của NMXS Đình Vũ. Hầu hết các vị đại biểu tham dự Hội nghị khách hàng đều là những chuyên gia trong ngành kéo sợi và dệt vải của Việt Nam nên rất nhiều cuộc trao đổi đối với sản phẩm được diễn ra ngay tại phân xưởng.
Theo thông tin từ Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, thị trường xơ sợi Polyester nội địa hiện nay có nhu cầu khoảng 260.000 tấn xơ PSF và 110.000 tấn sợi DTY mỗi năm, nhưng chỉ riêng năm 2013 Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài là 156.000 tấn xơ và 73.000 tấn sợi chiếm trên 60% nhu cầu so với thực tế.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị kéo sợi, dệt may, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Vinatex đã thẳng thắn nhìn nhận, NMXS Đình Vũ là nguồn sản xuất xơ sợi polyester đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, tự chủ của ngành dệt may Việt Nam. Đưa nhà máy vào hoạt động ổn định, cho ra đời các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp chất lượng cao là nỗ lực rất đánh biểu dương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và cán bộ công nhân viên PVTEX. Hiện nay, PVTEX đã hoàn thiện sản phẩm sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam về thời gian giao hàng, giá thành sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, v.v… Ông Dũng đã khuyến cáo các đơn vị cần tin tưởng, mạnh dạn sử dụng xơ, sợi của NMXS ĐV vào sản xuất. Đồng thời cổ vũ PVTEX tiếp tục giới thiệu sản phẩm cho khách hàng trên cả nước và cam kết sẽ ủng hộ, giới thiệu các đơn vị trong và ngoài Vinatex thử nghiệm sản phẩm, mua sản phẩm xơ sợi Đình Vũ.
Công ty dệt Đông Quang ký hợp đồng mua 2.000 tấn/tháng các sản phẩm của NMXS Đình Vũ |
Ông Tăng Định Quang, đại diện cho các khách hàng của PVTEX đã phát biểu: "Dệt Đông Quang, là đơn vị đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh sử dụng thử nghiệm xơ sợi Đình Vũ. Lượng sản phẩm của chúng tôi tăng dần từ 50-100 tấn. Từ tháng 8/2014, tôi thấy rằng chất lượng xơ của Đình Vũ đã tiến bộ rõ rệt, khiến chúng tôi rất hài lòng. Tôi mong rằng NMSX Đình Vũ sẽ tiếp tục giữ vứng chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn để cả hai bên cùng có lợi".
Phát biểu tổng kết Hội nghị, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh, xây dựng NMSX Đình Vũ là sản phẩm khâu cuối của ngành Dầu khí, công nghiệp hóa dầu. Qua 4 năm xây dựng, vận hành thử nghiệm, Tập đoàn cùng PVTEX đã thực sự phải “lăn lộn” vượt qua rất nhiều khó khăn để tạo ra một sản phẩm đạt chất lượng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ Vinatex, các đối tác trên thế giới, các đơn vị trong ngành, thay đổi bộ máy quản trị, tìm được chuyên gia hàng đầu thế giới có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật hóc búa để đưa NMXS Đình Vũ hoạt động ổn định. Trong gần 1 tháng qua, cơ bản sản phẩm xơ, sợi đều đạt trên 95% loại A – AA và ổn định.
Tổng giám đốc Tập đoàn Đỗ Văn Hậu nói: "Đến nay, chúng tôi đã yên tâm về chất lượng sản phẩm và nhà máy đi vào hoạt động thương mại thật sự. Chúng tôi tự hào đã xây dựng một công trình có đóng góp cho ngành dệt may Việt Nam, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp dệt, kéo sợi trong hiệp định TTP (Hiệp định hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương) sắp tới. Tôi mong rằng PVTEX, đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí sẽ cùng các doanh nghiệp dệt, kéo sợi Việt Nam cùng tạo được thuận lợi, đem về lợi ích hài hòa của các bên, tạo ra lợi ích lớn hơn nữa cho quốc gia Việt Nam chúng ta".
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho PVTEX sản xuất kinh doanh ổn định, hướng tới đưa sản phẩm xơ sợi NMXS ĐV thành sản phẩm đứng đầu về chất lượng.
Trong thời gian tới, NMSX Đình Vũ sẽ nâng công suất lên trên 80% với sản lượng là 146.000 tấn xơ và 36.000 tấn sợi/năm. Khi đó, sản phẩm của PVTEX sẽ đáp ứng được khoảng 40% cho nhu cầu của ngành dệt may trong nước, dần thay thế nguyên phụ liệu nhập khẩu, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm may mặc, đón đầu hiệp định hợp tác thương mại TTP.