Điểm báo MOIT tuần từ ngày 15/9 đến ngày 21/9/2014
Tuy nhiên, trên thực tế trong một số trường hợp khi có sự cố lớn về nguồn, lưới đã ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện. Bài toán đảm bảo cung cấp điện luôn được đặt ra không chỉ đối với EVN, Tập đoàn được Chính phủ giao trọng trách chính về vấn đề này, mà còn đặt ra đối với ngành điện, các đơn vị tham gia hoạt động điện lực và các địa phương.
Theo đó, EVN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, đặc biệt là hành lang an toàn hệ thống điện 220 và 500kV. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia chú trọng kiểm tra trong vận hành và công tác thí nghiệm, bảo dưỡng theo quy định đối với các thiết bị trên lưới điện truyền tải để kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng bất thường của thiết bị lực và hệ thống rơ le bảo vệ nhằm ngăn ngừa sự cố.
Về trung và dài hạn, EVN đang tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng độ tin cậy và ổn định của lưới điện truyền tải nói riêng và hệ thống điện nói chung. Qua đó, từng bước giải quyết các bất cập hiện nay như phải truyền tải cao trên đường dây 500kV Bắc-Nam, tình trạng đầy và quá tải đường dây và trạm biến áp, tình trạng điện áp thấp,…
Trong 4 năm tới, EVN phấn đấu đảm bảo tiến độ các công trình nguồn điện đang xây dựng tại miền Nam; trong đó tập trung vào dự án Vĩnh Tân II, Duyên Hải I, Ô Môn I.2, Duyên Hải III, Duyên Hải III mở rộng, Vĩnh Tân IV nhằm tăng thêm nguồn điện cho khu vực phía Nam để giảm truyền tải trên các đường dây 500kV Bắc-Nam.
Áp thuế chống bán phá giá với thép không gỉ: Tạo môi trường cạnh tranh công bằng
Bản tin thời sự 12h trưa ngày 17/9 của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam khẳng định: . Thông tin từ bản tin cho hay: kể từ ngày 5/10, quyết định áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng một biện pháp chống bán phá giá sau khi hai doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ là Posco VST và Hòa Bình Inox đầu tháng 5/2013 đã nộp đơn kiện chống bán phá giá mặt hàng này.
Chiếm 80% thị phần sản xuất thép không gỉ trong nước, đến nay tổng năng lực sản xuất của Posco VST và Inox Hoà Bình đã lên tới xấp xỉ 370.000 tấn. So với nhu cầu trong nước là 400.000 một năm, năng lực sản xuất thép không gỉ trong nước có thể hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp đến nay vẫn chưa thể đạt được công suất thiết kế do phải cạnh tranh gay gắt với một lượng lớn thép không gỉ nhập khẩu đến từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
Theo bà Phạm Châu Giang - Trưởng phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh, Nạp Tiền 188bet , mục đích của việc áp thuế chống bán phá giá không phải để bảo hộ nền sản xuất trong nước, mà để lập lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nước ngoài đang nhập khẩu vào Việt Nam và đang bán phá giá với hàng hóa được sản xuất trong nước. Chính vì vậy, chúng tôi kì vọng thông qua việc áp thuế chống bán phá giá, ngành sản xuất trong nước sẽ có cơ hội để hồi phục lại, khắc phục những khó khăn, thiệt hại trong thời gian vừa qua.
Gia nhập WTO từ năm 2007, đến nay, Việt Nam đã phải chịu gần 100 vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới, song đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng ra điều tra các nước trên thế giới bán phá giá vào Việt Nam.
Tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường xuất khẩu
Báo Quân đội Nhân dân điện tử 17/9, mục Kinh tế, có bài viết: Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Nạp Tiền 188bet ), việc tập trung quá nhiều vào một thị trường chẳng khác nào “bỏ trứng vào một rổ”, khó tránh khỏi bất lợi khi có biến động. Cùng với đó, thị trường thế giới tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu gặp khó khăn do những tác động của nền kinh tế dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mất thị phần tại một số thị trường lớn trên thế giới. Những khó khăn, thách thức này buộc chúng ta phải tính tới phương án xử lý trong năm 2015 và có thể kéo dài tới những năm tiếp theo.
Mặt khác, vấn đề cập nhật thông tin thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh hiện đang là khâu yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Không nắm được thông tin kịp thời nên nhiều doanh nghiệp bị động trong xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, còn hàng loạt vướng mắc khác như: Thiếu nguyên liệu nội địa, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu thị trường xuất khẩu ổn định, năng lực cạnh tranh thấp, công nghệ và thiết bị phải phụ thuộc… đều tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, muốn tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp phụ liệu nước ngoài với giá hời hơn sản phẩm trong nước là điều không dễ. Bởi thế, sản phẩm của doanh nghiệp trong nước làm ra kém hơn so với doanh nghiệp nước ngoài nên khó đáp ứng tiêu chí xuất khẩu.
Để tháo gỡ những vướng mắc này, ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành, cho rằng: Các phòng thương mại, tham tán nên hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin đối tác nước ngoài, chính sách nhập khẩu, những rào cản kỹ thuật của các nước… cho doanh nghiệp nội địa qua nhiều kênh để thuận tiện liên hệ, hợp tác, vừa đỡ tốn thời gian tìm kiếm, vừa có điều kiện lựa chọn đối tác phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Chỉ khi nào nắm chắc năng lực thực tế, nhu cầu nhập khẩu, những “kiêng kỵ” của đối tác và văn hóa tiêu dùng của nhân dân nước sở tại thì doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường xuất khẩu, giảm bớt thiệt hại, rủi ro. Đặc biệt, để thực hiện thành công chiến lược xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030, định hướng xuất khẩu cần dựa vào hai lợi thế so sánh quan trọng để phát triển, đó là nguồn nhân lực và tài nguyên tự nhiên. Song, vấn đề hết sức quan trọng là xóa bỏ hàng rào thuế quan hai chiều. Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh; đổi mới công nghệ, trang thiết bị, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thương mại điện tử: Việt Nam gặp khó!
Báo VnMedia điện tử ngày 17/9 cho biết: . Theo đó, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam cho biết một số vướng mắc mà Việt Nam đang gặp phải khi tham gia Hiệp định này.
Việt Nam đang gặp khó khi đàm phán trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ và lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về các lĩnh vực này. Đáp lại những mong muốn từ phía Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn (Google, General Motor, American Eagle, Gap Inc.,...) bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quan điểm Hoa Kỳ cần linh hoạt hơn nữa trong đàm phán mở cửa thị trường trong TPP đối với hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm dệt may và giày dép.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ, đề nghị giới doanh nghiệp hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong quan hệ kinh tế-thương mại song phương thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện đầu tư thông thoáng, môi trường làm ăn thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Hoa kỳ nói riêng. Đồng thời cam kết thực hiện đúng chính sách, chế độ đã công bố với các nhà đầu tư. Các đại diện doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Sức mua tăng nhờ chương trình Tháng Khuyến mãi
Ngày 18/9 báo Người Lao động điện tử có bài viết: . Doanh thu của các doanh nghiệp (DN) trong nửa đầu Tháng Khuyến mãi tại TP HCM có dấu hiệu tăng trưởng tốt so với cùng kỳ mặc dù bị chi phối nhiều bởi tính cạnh tranh của thị trường nhưng nhiều DN vẫn cam kết tiếp tục gia tăng kích cầu để thúc đẩy sức mua
Sự kiện Tháng Khuyến mãi TP HCM 2014, thu hút hàng ngàn DN, cửa hàng, chợ, siêu thị tham gia. Thông tin các đơn vị tham gia tháng khuyến mãi cho thấy doanh số của họ tăng vài chục phần trăm so với đợt trước đó. Chẳng hạn, tại hệ thống Thiên Hòa chỉ sau 2 tuần tham gia doanh thu đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Theo ông Trần Tấn Hoàng Hậu, Giám đốc marketing Thiên Hòa, sức tiêu thụ tăng do năm nay Sở Công Thương TP HCM và các DN triển khai tốt với nhiều chương trình hiệu quả và các chính sách bán hàng hấp dẫn đến người tiêu dùng, tháng khuyến mãi với nhiều ý nghĩa tích cực đã tạo hiệu ứng mua sắm tốt.
Được biết, từ những dấu hiệu tích cực của chương trình tháng khuyến mãi mang lại, nhiều DN cam kết sẽ tiếp tục triển khai nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn. DN sẽ bổ sung nhiều hàng hóa chất lượng vào mục các mặt hàng khuyến mãi, tăng cường công tác dịch vụ, hậu mãi để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu mua sắm của người dân.
Dự báo thị trường điện máy nói riêng và bán lẻ nói chung từ nay đến cuối năm sẽ có tăng trưởng ổn định bởi các chỉ số từ đầu năm đến nay có dấu hiệu tăng trưởng tốt, sức mua đã tăng trở lại. Cộng với nhiều hoạt đồng kích cầu của tháng khuyến mãi (kéo dài đến hết năm) sẽ đẩy sức mua tiếp tục tăng cao. Đây là những tín hiệu lạc quan không chỉ cho các DN mà còn cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội mua sắm.
Ngành gỗ đang bỏ ngỏ thị trường nội địa
Là thông tin đăng trên trang 6, báo Tin Tức số 224 ra ngày 19/9. Theo đó, tác giả bài báo cho biết, đứng thứ 2 khu vực châu Á về xuất khẩu đồ gỗ nhưng ngay tại sân nhà, người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát của ngành chức năng, hiện ngành gỗ cả nước có khoảng 4.000 DN, trong đó gần 95% là doanh nghiệp tư nhân. Những DN đầu tư khai thác thị trường nội địa đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ hoặc những hộ chế biến cá thể thuộc các làng nghề. Còn những doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư cao, công nghệ hiện đại… chỉ tập trung những đơn hàng xuất khẩu, phục vụ theo yêu cầu của những bạn hàng quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, v.v… Trong khi đó, với hơn 1.000 làng nghề chế biến gỗ trong phạm vi toàn quốc nhưng do thiếu kênh phân phối, sản phẩm của đồ gỗ Việt Nam, nhất là đồ gỗ của các làng nghề vẫn đang khó khăn trên con đường chinh phục người tiêu dùng.
Ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Nạp Tiền 188bet cho biết hiện hơn 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đang thuộc về các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sức cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam không cao do DN chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất với quy mô gia đình, vốn ít nên rất khó thích nghi với sự thay đổi thường xuyên của thị trường; nguyên liệu sản xuất phụ thuộc nhiều nhập khẩu nên giá thành cao; công tác xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, thiết kế sản phẩm còn nhiều hạn chế, v.v…
Theo các chuyên gia kinh tế, Nhà nước cần nhanh chóng có chính sách cụ thể bao gồm: khuyến khích đầu tư bằng chính sách thuế, có giải pháp giúp DN tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn tài chính, tín dụng ưu đãi; hình thành những khu hay cụm công nghiệp chế biến gỗ, v.v… Ngoài ra, cần quan tâm tăng cường kết nối doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để tận dụng, học hỏi kinh nghiệm xây dựng, phát triển thị trường. Các DN phải đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng cũng như đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm.