Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang tới nhiều kỳ vọng về thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư. Những cam kết rộng mở trong EVFTA sẽ góp phần thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư Châu Âu mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Nhập khẩu hàng hóa từ EU vào Việt Nam tăng đáng kể
Tại Tọa đàm “Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 6/12, ông Đỗ Hữu Hưng – đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Nạp Tiền 188bet ) – cho biết, Hiệp định EVFTA đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang 27 nước thành viên khu vực Châu Âu. Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước khu vực EU đã đạt hơn 57 tỷ USD, tăng hơn 14% so với năm 2020. 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đã đạt trên 52 tỷ USD, tăng hơn 14% và trong đó xuất khẩu tăng hơn 23%.
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay không chỉ tập trung vào các thị trường như Đức, Pháp và Hà Lan mà đã tăng trưởng ở các thị trường khác, các thị trường nhỏ, thị trường ngách như là khu vực Bắc Âu, Nam Âu hay khu vực Đông Âu.
Về nhập khẩu, trong thời gian qua, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, sản phẩm linh kiện điện tử và các nguồn nguyên liệu từ khu vực Châu Âu. 10 tháng năm 2022, nhóm sản phẩm máy móc, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử chiếm tới 24% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam; nhóm hàng máy móc, thiết bị cũng đạt tỷ trọng trên 18%; nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Việt Nam cũng trên 10%, trong đó 8% là nhóm hàng các sản phẩm hóa chất.
“Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế từ các doanh nghiệp, cũng như trao đổi với các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức các hội đàm, phổ biến Hiệp định thương mại tự do, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp đã tận dụng tương đối tốt lợi thế của EVFTA để nhập khẩu các thiết bị máy móc, các nguồn nguyên liệu từ các nước Châu Âu. Chính những thiết bị máy móc, nguồn nguyên liệu này sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và từ đó giúp tăng được kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam”- ông Đỗ Hữu Hưng nhận định.
Là doanh nghiệp nhập khẩu những thiết bị, sản phẩm công nghệ, máy móc, thiết bị dưới dạng CKD và IKD từ châu Âu, ông Đinh Văn Hiến - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Tập đoàn DKNEC – cho biết, hiện nay, Tập đoàn DKNEC đã làm việc với khá nhiều hãng nổi tiếng của Đức và một số quốc gia khác như Ý, Đan Mạch. Khi chưa có EVFTA, thông thường giữa thuế nhập khẩu CKD và IKD thì mức IKD khá cao và có rất nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, khi có EVFTA, máy móc, thiết bị hiện đại CKD về 0% còn IKD thuế nhập khẩu trung bình sẽ giảm từ 10,2% đến 1% trong 5 năm (2022- 2027). Như vậy, giá linh kiện và thiết bị IKD sẽ thấp xuống, điều này sẽ giúp cho Tập đoàn có những khâu chuẩn bị chế tạo những sản phẩm có thể xuất ngược sang một số quốc gia khác
“Với Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp vừa cung cấp vừa ứng dụng giải pháp nhằm nâng cao sản xuất sẽ có điều kiện tốt hơn để giảm giá thành đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình, sẵn sàng cho việc hòa nhập với Liên minh Châu Âu để phát huy hiệu hiệu quả kinh doanh ở trong nước”- ông Đinh Văn Hiến cho hay.
Quy mô vốn trung bình của các dự án đăng ký mới từ EU có xu hướng tăng
Không chỉ tạo cơ hội thúc đẩy thương mại mà EVFTA còn mang tới nhiều kỳ vọng về thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam. Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) – cho biết, thời gian qua, đầu tư đăng ký mới từ khu vực EU vào thị trường Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ ở tổng số vốn mà còn thể hiện được quy mô trung bình của các dự án. “Những năm trở lại đây, quy mô vốn trung bình của các dự án đăng ký mới từ EU đã có xu hướng tăng, khoảng trên dưới 12 triệu đô/dự án là mức cao hơn so với bình quân chung và so với giai đoạn trước khi có EVFTA”- ông Nguyễn Anh Dương đánh giá và cho rằng, điều này cho thấy, bước đầu Hiệp định EVFTA đã giúp cho Việt Nam thu hút được dòng vốn đầu tư có chất lượng hơn vào Việt Nam, phù hợp với chủ trương của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, nguồn vốn bổ sung từ phía EU không phải chỉ từ vốn đầu tư mà còn có hỗ trợ từ kênh Chính phủ với Chính phủ, tức là Liên minh Châu Âu và các Chính phủ của các nước thành viên EU cũng đã có những hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực đáp ứng được những tiêu chuẩn cả về thương mại, đầu tư mà phía EU cần.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, EU không không quá coi trọng câu chuyện giá rẻ hay công nghệ thấp mà họ nhìn nhận hơn câu chuyện đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đó là câu chuyện gắn với ý thức gắn với phát triển bền vững, gắn với tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Đồng quan điểm, bà Đào Thu Trang - Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam – chia sẻ, Hiệp định EVFTA sẽ là 1 điểm nhấn thu hút đầu tư từ châu Âu, thu hút đầu tư từ Đức vào Việt Nam và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư Châu Âu vào nhà từ nhà đầu tư Đức yên tâm để đầu tư ở Việt Nam một cách bền vững và lâu dài.
Tuy nhiên, từ phía góc độ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, bà Đào Thu Trang kiến nghị, các cơ quan quản lý của Việt Nam có thể tăng cường hiệu quả công tác thực thi Hiệp định để xây dựng và sửa đổi những văn bản luật có liên quan; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng uy tín và bền vững…
“Ngoài ra, để có thể tận dụng tối đa lợi thế từ EVFTA, mong Việt Nam có thể đẩy mạnh sản xuất những nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước để đáp ứng được quy tắc xuất xứ mà EVFTA đưa ra. Từ đó, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giảm những chi phí về logistics, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam cũng như là doanh nghiệp của các nhà đầu tư của Đức và Châu Âu giảm được chi phí sản xuất”- bà Đào Thu Trang kiến nghị.