Nỗ lực hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia, vùng lãnh thổ. Mặc dù đã và đang có những đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, song các làng nghề thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển và mở rộng thị trường cũng như nâng cao giá trị thương hiệu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ chính là giải pháp quan trọng để xây dựng, phát triển ngành TCMN nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung theo hướng bền vững, đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Chính vì vậy, Cục Xúc tiến thương mại (Nạp Tiền 188bet ) với vai trò là đơn vị đầu mối, hỗ trợ quảng bá, xây dựng hình ảnh các ngành nghề nói chung và ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng đã có rất nhiều hoạt động đa dạng và chuyên sâu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng nhiều thách thức và cạnh tranh.
Đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ, việc tập trung xây dựng thương hiệu ngành hàng thông qua hoạt động thiết kế, truyền thông nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và vị thế cho các doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường xuất khẩu cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng. Trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã thường xuyên triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thiết kế, phát triển sản phẩm và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ thông qua các buổi hội thảo chuyên sâu với sự tham gia giảng dạy của các học giả, chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước về lĩnh vực tư vấn thương hiệu, thiết kế ngành thủ công mỹ nghệ.
Bên cạnh đó, Cục XTTM đã phối hợp với các đối tác Hàn Quốc vận hành Trung tâm thiết kế Việt Nam – Hàn Quốc tại Hà Nội, tổ chức triển lãm, trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Trung tâm thu hút được sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp. Tại đó, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ cũng được kết nối trực tiếp với các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước.
Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và cấp quốc gia. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu các hoạt động bảo vệ thương hiệu, gìn giữ tài sản sở hữu trí tuệ cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Liên quan đến việc khía cạnh này, Cục XTTM đã tiếp tục phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Văn phòng đại diện Xúc tiến thương mại tại nước ngoài hỗ trợ và các cơ quan, bộ ngành liên quan, tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các địa bàn phụ trách, cung cấp thông tin về pháp lý liên quan tới bảo hộ thương hiệu sản phẩm, thực thi công tác quản lý nhãn hiệu, thương hiệu trên thị trường.
Bên cạnh đó, thông qua Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt, Cục XTTM, với vai trò là đơn vị đầu mối triển khai, đã và đang tích cực tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trong ngành thủ công mỹ nghệ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như tại thị trường nước ngoài. Các hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp trong nhiều sự kiện xúc tiến thương mại (như hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, đào tạo do các chuyên gia hàng đầu về thương hiệu thực hiện) cũng được chú trọng triển khai nhằm hỗ trợ, chứng thực cho uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trong ngành TCMN trên các kênh truyền thông chính như Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Đảng; của Nạp Tiền 188bet và các Bộ, ngành liên quan; Báo chí thuộc lĩnh vực kinh tế, đầu tư, tài chính, thương hiệu, báo chí thuộc lĩnh vực chính trị xã hội và các đài phát thanh, truyền hình như VTV1, VTV24, HTV, SCTV, VTC, Đài truyền hình Hà Nội, Truyền hình Nhân dân, Quốc hội, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Công Thương… Các chuyên đề, phóng sự về ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành có sản phẩm đạt THQG nói riêng đã giúp độ phủ sóng của các thương hiệu thủ công mỹ nghệ trở nên rộng khắp và quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước.