Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành quyết định sơ bộ về “trường hợp khẩn cấp đặc biệt” đối với sản phẩm mắc áo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam
Ngày 29 tháng 12 năm 2011, DOC đã nhận được đơn của một số công ty sản xuất mắc áo của Hoa Kỳ đề nghị áp dụng biện phá chống trợ cấp đối với mặt hàng mắc áo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn điều tra là năm 2011). Vụ việc điều tra được khởi xướng vào ngày 18 tháng 1 năm 2012 và sau đó Quyết định sơ bộ đã được ban hành vào ngày 4 tháng 6 năm 2012.
Ngày 10 tháng 7 năm 2012, các Nguyên đơn đã cáo buộc rằng có trường hợp khẩn cấp đặc biệt đối với mặt hàng này nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 23 tháng 7 năm 2012, DOC đã yêu cầu 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam là Công ty Hamico và Công ty Infinite (Cao Quý) nộp số liệu xuất khẩu hàng tháng của mặt hàng bị điều tra vào Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Hamico đã nộp cho DOC số liệu trên theo đúng yêu cầu. Sau khi tiến hành thẩm tra tại chỗ, DOC đã chính thức xác nhận số liệu của Hamico là chính xác. Trong khi đó, công ty Cao Quý đã không nộp số liệu được yêu cầu và đến ngày 3 tháng 8 năm 2012, công ty này đã chính thức rút khỏi vụ việc điều tra.
Trong các cáo buộc về trường hợp khẩn cấp đặc biệt, Nguyên đơn cũng cho rằng có cơ sở để xác định các trợ cấp được nêu ra trong vụ điều tra này không phù hợp với Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong Quyết định sơ bộ, cả 2 bị đơn bắt buộc đều được xác định sơ bộ là đã được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của Chính phủ dựa trên hoạt động xuất khẩu (export performance).
Theo dữ liệu mà Nguyên đơn đệ trình lên DOC và Ủy ban Thương mai quốc tế Hoa Kỳ (ITC) thì có hiện tượng “số lượng lớn” hàng hóa bị điều tra (hơn 15%) được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian ngắn (trong vòng 4 tháng sau ngày nộp đơn kiện vào cuối tháng 12/2011) và số lượng này được coi là “lớn” (massive) theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ tại điều 19 CFR 351.206 (h)(2).
Theo quy định của Hoa Kỳ, DOC sẽ xác định liệu có tồn tại trường hợp khẩn cấp đặc biệt hay không nếu có cơ sở để xác định dựa trên các điều kiện: (i) các trợ cấp có thể đối kháng bị cáo buộc không phù hợp với Hiệp định Trợ cấp, và (ii) có sự gia tăng số lượng lớn đối với hàng hóa bị điều tra trong thời gian tương đối ngắn.
Theo quy định của Hoa Kỳ, căn cứ để xác định liệu tồn tại hay không “tình huống khẩn cấp đặc biệt” gồm những yếu tố sau: Tồn tại việc nhập khẩu với số lượng rất lớn sản phẩm bị điều tra trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường là khoảng thời gian ít nhất 3 tháng tính từ ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá sản phẩm này). Để xác định liệu hàng nhập khẩu có được nhập với số lượng rất lớn hay không, DOC sẽ kiểm tra (i) khối lượng và giá trị nhập khẩu (lượng nhập khẩu trong khoảng thời gian tương đối ngắn phải tăng ít nhất thêm 15% so với lượng nhập khẩu trong giai đoạn cùng kỳ liền kề trước đó), (ii) xu hướng nhập khẩu theo mùa (seasonal trends), và (iii) thị phần tiêu thụ nội địa của hàng nhập khẩu. Trong vụ điều tra này, DOC sử dụng giai đoạn cơ sở là 5 tháng (tháng 8-12/2011) và giai đoạn so sánh là 5 tháng (tháng 1-5/2012).
Đối với công ty Hamico, trong Quyết định sơ bộ, DOC đã cho rằng, công ty Hamico đã được hưởng lợi theo 2 chương trình ưu đãi là: Miễn trừ thuế nhập khẩu và cho vay xuất khẩu. Vì vậy DOC sơ bộ xác định rằng có cơ sở hợp lý để cho rằng 2 chương trình này là không phù hợp với Hiệp định Trợ cấp. Khi xem xét liệu có số lượng lớn hàng nhập khẩu từ công ty Hamico hay không, DOC đã phân tích bộ số liệu xuất khẩu hàng tháng cho giai đoạn tháng 8/2011-5/2012, số liệu ơ chỉ ra rằng không có sự gia tăng lớn, mà thậm chí là có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị đối với hàng hóa bị điều tra trong giai đoạn 5 tháng sau thời điểm Nguyên đơn nộp đơn kiện.
Đối với công ty Cao Quý, ngày 3 tháng 8 năm 2012, công ty Cao Quý đã rút khỏi vụ điều tra. Như vậy, theo quy định của Hoa Kỳ, trong trường hợp như vậy, DOC sẽ sử dụng các thông tin sẵn có bất lợi (AFA) để đưa ra kết luận cuối cùng. Vì vậy, dựa trên các thông tin AFA, DOC đã sơ bộ xác định rằng công ty Cao Quý đã được hưởng lợi từ các chương trình trợ cấp xuất khẩu và có sự gia tăng số lượng lớn đối với hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Cao Quý trong thời gian tương đối ngắn.
Đối với các công ty xuất khẩu mắc áo khác, DOCđã sơ bộ quyết định rằng có tồn tại các chương trình trợ cấp không phù hợp với Hiệp định Trợ cấp mà các công ty này được hưởng lợi để sản xuất xuất khẩu và đồng thời có hiện tượng gia tăng số lượng lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn từ các công ty xuất khẩu này dựa trên số liệu DOC thu thập được từ nguồn dữ liệu của ITC.
Kết luận:
Đối với công ty Hamico, DOC quyết định sơ bộ không có tình huống khẩn cấp đặc biệt đối với việc nhập khẩu mặt hàng mắc áo bằng thép từ công ty nàydosố liệu xuất khẩu của công ty này không cho thấy có sự gia tăng với số lượng lớn mặt hàng bị điều tra vào thị trường Hoa Kỳ.
Đối với công ty Cao Quý (dựa trên thông tin sẵn có bất lợi) và các công ty xuất khẩu khác, DOC xác định sơ bộ rằng có tồn tại trường hợp khẩn cấp đặc biệt
Theo quy định pháp luật, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) tạm dừng thanh khoản những lô hàng sản phẩm bị điều tra mà chưa được thanh khoản nhập khẩu từ Việt Nam (trừ hàng hóa nhập khẩu từ công ty Hamico) sau ngày 06 tháng 3 năm 2012 (90 ngày trước ngày công bố quyết định sơ bộ).
DOC thông báo các bên liên quan có thể gửi ý kiến bình luận, lập luận bằng văn bản (case briefs) liên quan đến quyết định sơ bộ nêu trên tới DOC trước khi kết thúc thời gian làm việc của ngày 07 tháng 12 năm 2012. Các bản phản bác (rebuttal briefs) phải nộp trước 10:00 (EST) ngày 11 tháng 12 năm 2012. Các bên có liên quan phải tuân theo quy định về việc nộp thông tin theo yêu cầu của hệ thống IA Access.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
Ban Phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh – Nạp Tiền 188bet
Địa chỉ: Phòng 510 – 25 Ngô Quyền – Hà Nội
Tel: (04)22205002 (Ext: 1036); Fax: (04)22205003.
Email: [email protected] (anh Kim Thành)