Lâm Đồng: Tổng kết xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
Đây là hoạt động được triển khai thuộc Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”, nhằm thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, 12 tỉnh được giao trách nhiệm xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (gọi tắt là mô hình thí điểm); trong đó có tỉnh Lâm Đồng.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa đã biểu dương sự cố gắng và những thành tích của Sở Công Thương Lâm Đồng cùng các Sở, ban ngành, doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân trong tỉnh đã tích cực xây dựng và triển khai mô hình. Việc thực hiện xây dựng mô hình thí điểm đã đem lại một số kết quả khích lệ như: mô hình Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân thực hiện thí điểm liên kết tiêu thụ và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với mặt hàng rau với 30 hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với diện tích là 12,8 ha; mô hình doanh nghiệp – hợp tác xã – nông dân thực hiện thí điểm đối với mặt hàng chè với diện tích tham gia dự án là 50 ha, 52 hộ nông dân tham gia ký kết hợp đồng. Việc thực hiện xây dựng mô hình thí điểm đã đem lại lợi ích cho các chủ thể tham gia mô hình thí điểm như: sự ổn định nguồn hàng cho các doanh nghiệp; uy tín của doanh nghiệp được nâng lên; phát huy được vai trò của các hợp tác xã; nông dân được bao tiêu sản phẩm với giá có lợi cho người sản xuất và được cung ứng đầu vào (vật tư nông nghiệp) với chất lượng hàng hóa bảo đảm, giá cả hợp lý. Việc xây dựng mô hình đã được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh cùng các Sở, ban ngành liên quan.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hội nghị
Để hoàn thiện và nhân rộng mô hình trong thời gian tới, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã có một số đề nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước hết, cần quan tâm chỉ đạo phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hạ tầng thương mại; chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hoạt động thu mua nông sản trái phép của thương nhân nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Sở Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trên địa bàn cụ thể hóa cơ chế chính sách hiện hành tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong việc liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Tăng cường công tác khuyến công nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất nông nghiệp; đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân và Liên minh Hợp tác xã tỉnh cũng cần có các giải pháp hỗ trợ cho hộ nông dân, xã viên tham gia mô hình liên kết tạo điều kiện cho mô hình được phát triển bền vững. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có hệ thống rộng khắp trong cả nước như: Tổng Công ty thương mại Sài Gòn, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh, Vinatex mart,… và các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp như: Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Tổng công ty phân đạm và hóa chất Phú Mỹ,… đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cuối cùng, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến về kỹ thuật canh tác, pháp luật... cho bà con nông dân, các hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhất là chính sách, pháp luật liên quan đến hợp đồng tiêu thụ nông sản nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình được các quy định trong các hợp đồng kinh tế, tạo điều kiện để các bên thực hiện đúng các cam kết ghi trong hợp đồng.