Nạp Tiền 188bet : Chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ bước đầu đạt những kết quả khả quan
Tháng 8: Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng
Sau những nỗ lực “giải cứu doanh nghiệp” của Chính phủ được đề ra trong thời gian qua, hiện tại khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 3,8% so với tháng 8/2011. Đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ (năm 2011 so với năm 2010 tăng 7,3%) nhưng đã có sự chuyển biến tích cực qua từng tháng (so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm tăng 4,1%; 4 tháng tăng 4,3%; 5 tháng tăng 4,2%; 6 tháng tăng 4,5%; 7 tháng tăng 4,8%).
Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải chủ trì cuộc họp |
Một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành như: khai thác dầu thô tăng 13,6%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tăng 9,6%; sợi và dệt vải tăng 8,0%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 9,6%; các sản phẩm từ plastic tăng 8,5%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 29,1%...Những sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao như: điện sản xuất tăng 14,2%; dầu thô 13,3%; khí hóa lỏng 17,4%; polypropylen tăng 10,7%; tủ lạnh, tủ đá tăng 9,9%; máy giặt tăng 34,6%; phân urê tăng 56,9%; phân DAP tăng 58,2%, giầy, dép, ung giả da cho người lớn tăng 16,8%, sữa bột tăng 20,1%.
Biểu đồ Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 và 8 tháng năm 2012 |
Tuy nhiên, một số ngành hàng bị giảm như: sản xuất hàng may sẵn giảm 16,0%, sản xuất giấy nhăn, bì nhăn, bao bì từ giấy và bìa giảm 8,8%; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét giảm 6,5%; sản xuất xi măng, thạch cao giảm 7,6%; sản xuất bê tông, các sản phẩm từ xi măng và thạch cao giảm 12,9%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 5,1%; sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 5,7%; sản xuất xe có động cơ giảm 16,7% và sản xuất mô tô, xe máy giảm 17,9%...
Vấn đề đang được dư luận quan tâm rất nhiều trong thời gian qua là hàng tồn kho cũng có những biến động mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm ngày 01 các tháng, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước tiếp tục giảm nhẹ kể từ tháng 3 trở lại đây (2 tháng tăng 34,9%; 3 tháng tăng 32,1%; 4 tháng tăng 29,4%; 5 tháng tăng 26,0%; 6 tháng tăng 21%, 7 tháng tăng 20,8%). Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm ngày 01 tháng 8 năm 2012 so với cùng kỳ tăng 20,8%, trong đó, một số ngành có lượng tồn kho ngày càng cao như: sản xuất bia tăng 28,8%; sản xuất thuốc lá tăng 99,4%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 24,0%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 39,7%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 81,6%; sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh tăng 21,6%, v.v... Tuy nhiên, do chính sách đẩy mạnh tiêu thụ của một số ngành nên lượng tồn kho giảm đáng kể như: sản xuất vải dệt thoi giảm 8,7%; sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa giảm 14,7%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao giảm 5,9%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 10,9%, v,v... Nhìn chung, các biện pháp kịp thời của Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước giảm dần đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm nên lượng tồn kho hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục tăng, nhất là ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước; doanh nghiệp vừa và nhỏ tại những địa bàn lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, v.v...
Biểu đồ Chỉ số tồn kho một số nghành chủ yếu |
Về tình hình thương mại, Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 3,8% so với tháng 7 (chủ yếu do lượng dầu thô xuất khẩu giảm 369 nghìn tấn và do giá một số mặt hàng nông sản giảm) và tăng 4,3% so với tháng 8/2011, trong đó: xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng 7 và tăng 17,4% so với tháng 8/2011. Trong khi đó, Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 8 ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 7 và giảm 1,2% so với tháng 8/2011, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng 7 và tăng 21,2% so với tháng 8/2011.
Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2012 phân theo nhóm hàng |
Đáng chú ý là trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tăng 0,63% so với tháng 7, trong đó: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục giảm, trong tháng giảm 0,18%; nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng khá cao, tăng 5,44%, (riêng nhóm dịch vụ y tế tăng 7,71% do điều chỉnh giá dịch vụ y tế của một số địa phương); nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,03% (chủ yếu do việc tăng giá của chất đốt, nước, điện); các nhóm hàng hóa còn lại có mức tăng từ 0,24% đến 0,95%. Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 8 tăng 5,04% so với tháng 8/2011; tăng 2,86% so với tháng 12/2011 và tăng 10,41% so với bình quân 8 tháng năm 2011.
“Hạ nhiệt” các vấn đề nóng
Tại cuộc họp, lãnh đạo Nạp Tiền 188bet đã trả lời câu hỏi của các phóng viên về nhiều vấn đề nóng đang rất được quan tâm trong xã hội. Liên quan đến câu hỏi: “ liệu có tăng giá điện trong quý III năm nay hay không?”, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho rằng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính toán được giá thành sản xuất kinh doanh 1 kWh điện thương phẩm so với giá kế hoạch và kết hợp với những kết quả sản xuất kinh doanh điện của những năm trước để có thể đưa ra mức giá phù hợp trước ngày 1/10/2012. Phương án giá điện sẽ căn cứ trên sản lượng điện sản xuất năm 2012, không dựa trên sản lượng theo mùa vụ. Việc đề xuất phương án điều chỉnh giá điện sẽ được trình lên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có ý kiến trả lời, nếu không nằm trong thẩm quyền thì sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trước nhiều lo ngại của phóng viên về việc xử lý chống thấm thủy điện Sông Tranh 2, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp khẳng định: “Mức độ thấm đã giảm tốt hơn dự kiến ban đầu (80%), đã có những điểm giảm gần 99%”. Đến ngày 22/8 vừa qua công trình thủy điện Sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm và ngày 6/9 Bộ đã có văn bản gửi Chính phủ báo cáo trên cơ sở đó để có thể tích nước, đưa vào vận hành. Về việc một số đợt rung chấn động đất tại thị trấn Trà My và các xã lân cận công trình Thủy điện Sông Tranh 2, đại diện Tập đoàn Điện lực cho biết đã kiểm tra các hạng mục công trình của Thủy điện Sông Tranh 2 và nhận định các đợt rung chấn vừa qua không gây ảnh hưởng đến công trình. Cũng theo ông Thanh, Bộ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước để vào kiểm tra cùng với đoàn viện địa lý địa cầu để đo quan trắc lại sau đợt động đất vừa qua, dự kiến ngày 12/9/2012 sẽ có kết quả cuối cùng.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước giải đáp câu hỏi của báo chí |
Giải đáp về thông tin có một số cây xăng găm hàng chờ tăng giá vừa qua, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, trong số những nguyên nhân ngừng bán với lý do hết xăng dầu có cả trường hợp găm hàng chờ tăng giá. Cục Quản lý thị trường đã yêu cầu 33 chi cục quản lý thị trường trên cả nước tổ chức kiểm tra ngay các trường hợp này, tập trung vào các nội dung: hợp đồng đại lý bán lẻ từ đầu năm đến hết tháng 8, hóa đơn xăng dầu, mức chiết khấu doanh nghiệp đầu mối, lý do ngừng bán hàng. Ông Quyền cũng cho biết thêm, Cục Quản lý thị trường đã đề xuất thành lập đoàn kiểm tra và dự kiến sẽ có kết quả kiểm tra từ ngày 15 - 20/9.
Liên quan vấn đề một số thương nhân lợi dụng các quy định của pháp luật trong chính sách tạm nhập, tái xuất có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu cho biết: Bộ Công Thương đã làm việc với Tổng Cục Hải quan, UBND của các tỉnh có liên quan nắm bắt tình hình và có các biện pháp điều tiết các hoạt động tạm nhập, tái xuất. Đồng thời Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Ngày 7/9/2012, Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.
Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, phát triển thị trường trong nước, tiêu thụ hàng tồn kho
Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ, Quyết định số 443/QĐ-BCT ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Nạp Tiền 188bet , Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 22 tháng 02 năm 2012, Chỉ thị số 09/CT-BCT ngày ngày 25 tháng 5 năm 2012, Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 17 tháng 8 năm 2012, các doanh nghiệp thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát tình hình thực tế, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
Khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; theo dõi sát biến động thị trường thế giới để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Tập trung kiềm chế lạm phát, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để chủ động và linh hoạt trong điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và mậu dịch biên giới; kiểm tra, xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục đẩy mạnh cải tiến công nghệ, tăng cường quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, đặc biệt là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần giảm nhập siêu.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tái đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính, thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực ngoài ngành…; rà soát, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Tập trung giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư đang thực hiện, đặc biệt là các dự án trọng điểm chậm tiến độ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm.
Tích cực và chủ động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nhất là xúc tiến thương mại biên giới, hải đảo.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận giữa doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.