Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỳ vọng đạt 10 tỷ USD sau 4 năm thực thi FTA Việt Nam-EAEU

Tại Hà Nội, Đại sứ các nước liên minh kinh tế Á - Âu đã tổ chức họp báo thông báo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) chính thức có hiệu lực kể từ ngày hôm nay - 5/10/2016.

 

 

Họp báo về Hiệp định Thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan được khởi động từ tháng 3/2013. Trải qua 8 vòng đàm phán và nhiều cuộc trao đổi chuyên ngành, đến ngày 29/5/2015 hiệp định đã chính thức được ký kết.

Hiệp định bao gồm những chương sau: vấn đề pháp lý, thương mại hàng hóa, các biện pháp bảo hộ thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương mại dịch vụ và đầu tư, thương mại điện tử, quy tắc xuất xứ và cơ quan hải quan, phát triển bền vững.

Hiệp định cũng bao gồm việc các bên thông báo trước cho nhau về những thay đổi trong quy định thương mại và đặt nền tảng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hải quan, cũng như các cơ quan công quyền...

Ngoài việc giới thiệu những nét tổng quan về hiệp định, các đại sứ còn mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam nhằm thực thi các thỏa thuận hai bên đã đạt được với hy vọng đưa kim ngạch thương mại đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Tại cuộc họp báo, các đại sứ đều nhất trí cho rằng, việc hiệp định có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cả hai bên trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, luân chuyển hàng hóa trong thời gian tới. Việt Nam có thể tiếp cận thị trường có tổng GDP gần 2,2 nghìn tỷ USD, 183 triệu dân và ngược lại các nước liên minh kinh tế Á - Âu có cơ hội tiếp cận thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam. Tuy nhiên các bên cũng cần đẩy mạnh trao đổi hợp tác nhằm loại bỏ các yếu tố cản trở, tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển.

Ông K.V.Vnukov -  Đại sứ Nga tại Việt Nam

Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu Đặng Hoàng Hải

Ông K.V.Vnukov - Đại sứ Nga tại Việt Nam - cho biết, theo số liệu của Hải quan Nga, năm 2015 kim ngạch song phương đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2014. Riêng 7 tháng đầu năm nay kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt 2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Việt Nam cũng trở thành nước đứng đầu các nước ASEAN trong quan hệ thương mại với Nga.

Đại sứ Nga cũng cho biết, trong thời gian sắp tới Nga sẽ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác thương mại ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (tháng 12); Hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư tại Sankt-Peterburg và nhiều hoạt động khác như Tuần lễ Á - Âu...

Bà Vardanyan R.G - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia tại Việt Nam nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng mới có chất lượng hơn trong cơ cấu kinh tế các thành viên. Nhất là việc đầu tư và kinh doanh, luân chuyển tự do hàng hóa dịch vụ và nguồn vốn.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đặng Hoàng Hải - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Nạp Tiền 188bet cho rằng , Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng và là dấu ấn chiến lược đối với mối quan hệ giữa hai bên. Bởi vì có 3 điểm nhấn đặc biệt đó là lần đầu tiên Việt Nam ký một hiệp định cấp nhà nước và với một khối liên minh kinh tế, đồng thời đây là hiệp định toàn diện hợp tác, mở cửa cả lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.

Với những lợi thế đó, ông Hải tin rằng, hiệp định sẽ tạo ra đột phá mới giữa hai bên, tuy nhiên để tận dụng cơ hội này, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp. 

Các đại sứ cũng đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến những thuận lợi và khó khăn mà hai bên sẽ cần phải giải quyết nhằm thúc đẩy phát triển thương mại; phương thức và chi phí vận chuyển hàng hóa; Nghị định thư về đầu tư của Nga trong lĩnh vực ôtô tại Việt Nam.


Tin nổi bật

Liên kết website