Kỳ họp lần thứ hai Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ
Tham dự Kỳ họp, về phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo của Tổng cục Năng lượng, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ thuộc Nạp Tiền 188bet và Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Về phía Ấn Độ có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Ấn Độ tại Việt Nam, đaị diện các cơ quan của Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Hóa chất và Phân bón, Bộ Dệt may, các Hiệp hội Xuất khẩu hàng Dệt may, Bông, Hàng nông sản, Da giày, v.v…
Tại Kỳ họp, hai Bên đã cùng nhau trao đổi về tình hình phát triển kinh tế, thương mại của mỗi nước, tình hình quan hệ thương mại, hợp tác công nghiệp và đầu tư giữa hai nước, điểm lại việc thực hiện các nội dung thỏa thuận tại Kỳ họp lần thứ nhất và đề xuất các nội dung mà hai bên quan tâm để thống nhất đưa ra thảo thuận tại Kỳ họp lần thứ hai.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Việt Nam Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Rajeev Kher đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ hai Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ |
Hai Bên vui mừng ghi nhận những chuyển biến tích cực của quan hệ song phương trong những năm qua.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2014, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 5,15 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt nam sang Ấn Độ đạt 2,27 tỷ USD và nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 2,88 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang Ấn Độ gồm: điện thoại di động; máy móc thiết bị và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; cà phê, cao su tự nhiên, hạt tiêu, phương tiện vận tải và phụ tùng, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm, quặng và khoáng sản, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm dệt may, sợi, vải, quế, v.v… Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ gồm thủy sản, bông, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, dược phẩm, sắt thép các loại, ngô, v.v…
Về đầu tư, đến nay Ấn Độ có 87 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 298 triệu USD. Đầu tư của Ấn Độ tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông sản và thực phẩm.
Trong thời gian tới, hai Bên đã thống nhất các biện pháp tăng cường hợp tác để khai thác tiềm năng và lợi thế của mỗi bên, tận dụng tối đa các cơ chế hợp tác song phương và đa phương sẵn có nhằm nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề về cung cấp thông tin, tiếp cận thị trường; hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại; các hoạt động xúc tiến thương mại; tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, dệt may, nông sản, công nghệ, v.v… Đặc biệt, Ấn Độ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm dệt may có chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng chú trọng đến việc tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin – một trong những lĩnh vực thế mạnh của nước này.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN - Ấn Độ, thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Kỳ họp Tiểu ban thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ lần thứ hai đã đánh dấu sự nhất trí cao của hai nước trong việc triển khai, tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại song phương.
Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tiếp xã giao và có các buổi làm việc với Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhân dịp này, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ được tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 01 năm 2015. Diễn đàn doanh nghiệp này là cơ hội để Doanh nghiệp hai nước đã gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh.