Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng 5,4% trong quý 3

Văn phòng Thống kê Quốc gia (NSO) của Ấn Độ cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này chỉ tăng trưởng 5,4% trong quý 3 (từ tháng 10 đến tháng 12) của năm tài chính hiện tại, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 20,3% của quý 1 (tháng 4 đến tháng 6) và 8,5% của quý 2.

Thống kê cho thấy sự suy giảm ở hầu hết các lĩnh vực bao gồm cả sản xuất, xây dựng và dịch vụ. Về cơ bản, dữ liệu mới nhất của NSO chỉ nêu ra thực tế rằng sự phục hồi kinh tế của Ấn Độ đang tiếp tục diễn ra, tuy nhiên ở mức độ yếu ớt. NSO cũng hạ dự báo tăng trưởng trong tài chính hiện nay từ 9,2% xuống 8,9%.

Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á hiện đã có mức tăng trưởng dương thứ năm liên tiếp. Tăng trưởng chậm hơn so với hai quý trước đó trong bối cảnh rủi ro gia tăng từ giá dầu thô và hàng hóa cao hơn trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang. Chính phủ Ấn Độ ước tính tăng trưởng GDP trong năm 2021-22 ở mức 8,9% so với mức giảm 6,6% trong giai đoạn 2020-21.

Biến thể Omicron đang ngày càng lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới đã làm gián đoạn tăng trưởng của Ấn Độ. Mức mức tăng trưởng của tám lĩnh vực công nghiệp cốt lõi đã giảm nhẹ xuống 3,7% trong tháng 1/2022 từ mức 4,1% trong tháng 12/2021.

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine được dự báo là sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Ấn Độ trong thời gian tới. Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, điều đã thúc đẩy xuất khẩu của Ấn Độ tăng trong những tháng gần đây.

Mối lo ngại gia tăng về giá hàng hóa toàn cầu và sự gia tăng lạm phát nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng đến tăng trưởng, các ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp rút bớt tiền đang lưu thông để kiềm chế lạm phát.

Dữ liệu NSO cũng chỉ ra rằng có sự gia tăng tiêu dùng tư nhân, thành phần chính của nền kinh tế. Tỷ trọng này là 60,7% trong quý 3, mức cao nhất trong thời gian gần đây (so với năm cơ sở 2011-12), so với mức 55% trong quý 4 năm 2019-2020, quý ngay trước đại dịch. Đáng chú ý, sự tăng vọt này xảy ra ngay cả khi chính phủ áp dụng nhiều biện pháp giãn cách xã hội để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Chi tiêu của chính phủ cũng được quản lý chặt chẽ để kiềm chế thâm hụt tài khóa. Tỷ trọng chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ trong GDP giảm từ 12,6% trong quý 1 xuống chỉ còn 9,3% trong quý 3. Chi tiêu vốn ngân sách của nhà nước chỉ tăng 22% so với cùng kỳ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 1 của năm tài khóa hiện tại, so với mức tăng 41% cần thiết đạt được mục tiêu cho năm tài chính 2022.


Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website