Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nam Mỹ- Thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam

Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số trên 437 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người vào loại khá cao. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của dệt may Việt Nam sang các nước khu vực này rất khiêm tốn

2022” tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam - cho biết, khu vực Nam Mỹ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu nhiều loại hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng thời trang. Hội nghị sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam kết nôi đối tác tiềm năng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, quảng bá thương hiệu sản phẩm thời trang và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam với các thị trường thương mại quan trọng khu vực Nam Mỹ.

Hiện nhiều nước Nam Mỹ đánh giá Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng ở khu vực Châu Á. Tại khu vực Nam Mỹ, Braxin là thị trường tiêu thụ lớn nhất với quy mô dân số lên đến 200 triệu người. Trung bình mỗi năm, Braxin nhập khẩu hơn 236 tỷ USD hàng hóa; trong đó có 30% hàng hóa đến từ khu vực Châu Á.

Đến nay, Việt Nam đã thành lập cơ chế đối thoại với nhiều nước khu vực Nam Mỹ, bao gồm Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như Ủy ban hỗn hợp kinh tế thương mại và kỹ thuật với Braxin. Đây là các kênh trao đổi thông tin, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Braxin đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ, ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Braxin tại Đông Nam Á. Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có hàng thời trang rất được người tiêu dùng Braxin quan tâm. Mặc dù vậy, thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn rất khiêm tốn, chỉ ở mức 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của Braxin.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Braxin đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Braxin đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%; Việt Nam nhập khẩu từ Braxin đạt 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Braxin trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu giày dép các loại đạt 33,18 triệu USD, giảm 15,11% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu hàng dệt may đạt 12,73 triệu USD, tăng 13,1%; xuất khẩu túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù đạt 3,33 triệu USD, giảm 31,13%.

Đối với Chi Lê, hiện dệt may và giày dép là hai nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Chi Lê nhưng kim ngạch còn khiêm tốn. Rào cản xuất khẩu các mặt hàng này sang Chi Lê chủ yếu còn do giá cả do phải cạnh tranh mạnh với hàng Trung Quốc.

Thông tin về thực trạng xuất nhập khẩu dệt may giữa Việt Nam và Nam Mỹ, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số trên 437 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người vào loại khá cao.

Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của dệt may Việt Nam sang các nước khu vực này rất khiêm tốn: Xuất khẩu chỉ đạt từ 30-200 triệu USD/năm, cao nhất là Brazil (150-200 triệu USD), nhập khẩu chỉ tập trung vào nhập khẩu bông.

Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất nhập khẩu, cũng như định hình lại chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cả phía Việt Nam và các nước khu vực Nam Mỹ rất cao.

Hiện hai bên đang hợp tác để hình thành chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam và các nước Nam Mỹ, nhất là các nước đã ký FTA với Việt Nam, ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực: nguyên phụ liệu; quá trình dệt, nhuộm vải. Áp dụng các tiêu chí phát triển bền vững: xử lý, tái sử dụng nước thải, công nghệ tiên tiến tiết kiệm nước, điện, đảm bảo điều kiện làm việc, tiêu chuẩn lao động.

Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng: Cần tận dụng lợi thế VCFTA vào lĩnh vực này để đạt hiệu quả tối đa; hướng tới ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia Nam Mỹ để tạo cầu nối song phương; đẩy nhanh quá trình sản xuất và chú trọng bình ổn giá, chất lượng sản phẩm cũng như chi phí vận chuyển để đảm bảo hợp tác lâu dài.


Tác giả: An Bình

Tin nổi bật

Liên kết website