Hội thảo công bố "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"
Trong những năm gần đây, mặc dù than bùn ở Việt Nam đã được phát hiện khá lâu, tại một số địa phương đã và đang khai thác, chế biến và sử dụng, song chưa có Quy hoạch tổng thể trong cả nước, mặc dù là ở mức độ chiến lược. Việc khảo sát thăm dò đánh giá trữ lượng và chất lượng than bùn mới chỉ là những bước ban đầu và tự phát, đặc biệt là khâu kiểm tra, chế biến than bùn và sản xuất phân bón trên nền than bùn chưa có định hướng chung. Vì vậy việc nghiên cứu định hướng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tiến tới lập Quy hoạch cụ thể cho từng địa phương phục vụ sản xuất phân bón và chất đốt sinh hoạt và thực sự cần thiết.
Công tác khai thác than bùn trên cả nước trong thời gian qua chủ yếu là khai thác nhỏ lẻ, tự phát với mục đích là cung cấp cho nhu cầu tại chỗ của từng địa phương và chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam. Các tỉnh phía Bắc gần đây hầu như không tồn tại mỏ nào. Sản lượng than khai thác của các mỏ chủ yếu là từ 10.000-30.000 tấn/năm. Cá biệt có mỏ than bùn Bình Sơn, tỉnh Kiên Giang do Cty TNHH MTV Nông Lâm nghiệp Kiên Giang quản lý được thiết kế và khai thác với sản lượng 40.000 tấn/năm.
Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng phát biểu tại Hội thảo
Các năm gần đây, công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công đã có những tiến bộ vượt bậc. Tùy theo điều kiện khai thác, vận tải của mỗi mỏ mà đã áp dụng cơ giới hóa. Công tác chế biến than bùn trên cả nước mới chỉ chế biến theo các mô hình theo cụm hoặc các nhà máy chế biến với công suất nhỏ. Than bùn sau chế biến được sử dụng chủ yếu là sản xuất phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chiết xuất ra các chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng để sử dụng bón cây công, nông, lâm nghiệp và các loại cây trồng khác... sản phẩm chủ yếu đựoc tiêu thụ nội vùng hoặc các tỉnh giáp ranh. Than bùn sau khi khai thác được đưa từ các nông trường của mỏ về đổ đống lưu kho, loại bỏ một phần đất đá và tạp chất sau đó được chế biến chủ yếu ra các phân bón hữu cơ sinh học.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng cho biết, thực hiện Điểm c Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, Nạp Tiền 188bet chỉ đạo lập, thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước đên năm 2030. Trong quá trình lập Quy hoạch, Tổng cục Năng lượng (được Nạp Tiền 188bet giao làm chủ đầu tư) đã chỉ đạo Tư vấn lập quy hoạch đi khảo sát thực địa tại các tỉnh, thành phố: Kiên Giang, Gia Lai, Hà Nội; lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan về hồ sơ Quy hoạch theo quy định để hoàn thiện nội dung Quy hoạch. Ngày 04/12/2015, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet đã phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 1245/QĐ-BCT với mục tiêu phát triển công tác thăm dò, khai thác và chế biến than bùn ổn định, bền vững và phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngành nông, lâm nghiệp.
Quan điểm phát triển của Quy hoạch là phải phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam và đáp ứng nhu cầu về than bùn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong thăm dò, khai thác, chế biến than bùn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên than bùn; khai thác gắn liền với chế biến ra các sản phẩm có chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước. Phát huy tối đa nội lực đồng thời xem xét khả năng hợp tác quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn, công nghệ. Gắn liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên khác; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực quốc gia; đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Tại Hội thảo, đại diện Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin, đơn vị tư vấn Đề án "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" cho biết, trên cơ sở đặc điểm các vùng kinh tế và vùng lãnh thổ của cả nước; tiềm năng, đặc điểm phân bố tài nguyên, trữ lượng và chất lượng than bùn... phân thành 5 vùng để thăm dò, khai thác, chế biến trên phạm vi cả nước: Vùng I gồm 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương; Vùng II gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Sơn La, Ninh Bình và Thanh Hóa; Vùng III gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa; Vùng IV gồm 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang; Vùng V gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre và Đồng Tháp. Quy hoạch khai thác giai đoạn đến năm 2020 là đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác than bùn hiện có tại 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng II, IV và V; Đầu tư mới một số cơ sở khai thác than bùn tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V. Giai đoạn 2021-2030, đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác than bùn tại 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V; Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở khai thác than bùn tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V.