Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp cần lưu ý đến quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được đánh giá có mức độ thực thi nhanh nhạy và hiệu quả, với tỷ lệ hàng xuất khẩu được cấp C/O theo ưu đãi thuế quan EVFTA khá cao.

), các doanh nghiệp đã bắt đầu thể hiện tính tích cực hơn và những lợi ích FTA này đem lại cũng rõ rệt hơn.

Theo thống kê của , tỷ lệ hàng xuất khẩu được cấp C/O theo tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%, tăng lên 20,2% năm 2021. 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 sang EU đạt 5,84 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khá tích cực và các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu tận dụng được những ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, đây cũng không phải là tỷ lệ cao.

Bà Đặng Thị Hải Bình - Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá và Sở hữu trí tuệ, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) – cho rằng, khi các cam kết hiệp định được ký kết, thì đều được luật hóa tại các văn bản pháp quy rất cụ thể, song có thể do mới thực hiện triển khai, doanh nghiệp chưa được tiếp cận, nên nhiều khi cũng không đáp ứng được đúng các quy định.

Theo đó, bà Bình nêu rõ, trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định để áp dụng hoặc tận dụng ưu đãi của hiệp định này. Cụ thể, doanh nghiệp cần xác định xem trường hợp hàng hóa, ví dụ là hàng hóa nhập khẩu thì hàng hóa đấy có thuộc trường hợp, đối tượng cần phải nộp chứng từ chữ cho hải quan hay không. Một trong những trường hợp phải nộp đó là doanh nghiệp muốn được áp dụng mức thuế ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý là thông tin về xuất xứ hàng hóa là thông tin bắt buộc khai báo trên tờ khai xuất khẩu, mặc dù không phải nộp chứng từ này cho hải quan nhưng đó là thông tin bắt buộc.

Bà Bình cũng lưu ý thêm, có một điều khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được đó là trong Hiệp định EVFTA thì hàng xuất khẩu cũng có thuế xuất khẩu ưu đãi. Cho nên nếu có sự chênh lệch giữa thuế xuất khẩu ưu đãi và thuế xuất khẩu bình thường, để được hưởng mức thuế chênh lệch đó thì doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Đồng thời phải chú ý chứng từ hồ sơ cần nộp là gì và thời hạn nộp hồ sơ là trong thời gian nào thì được quy định rất rõ ở văn bản pháp quy, ví dụ như là cần phải nộp trong thời gian tối đa không quá một năm. Đấy là lưu ý liên quan đến xác định trường hợp phải nộp.

Thứ hai phải xác định rất rõ thời điểm nộp chứng từ hàng nhập khẩu thì mỗi hiệp định sẽ có các quy định khác nhau. Trong EVFTA hiện tại đang tạo ra thuận lợi nhất về thời điểm nộp là doanh nghiệp có thể nộp tối đa trong thời gian không quá hai năm kể từ ngày đăng kí tờ khai nhập khẩu. Như vậy là doanh nghiệp có mốc thời gian rất dài. Lưu ý thứ ba, đó là doanh nghiệp khi nộp chứng từ này cho hải quan cần phải tìm hiểu kĩ quy định của EU và quy định Việt Nam là gì.

Nếu muốn chứng từ này được chấp nhận và kiểm tra thì cần phải khai báo thông tin về chứng từ này trên tờ khai quan nhập khẩu và cũng lưu ý hình thức chứng từ này là gì? Đó là một số lưu ý mà doanh nghiệp trong quá trình bắt đầu triển khai, chưa nắm chắc quy định cho nên có thể chưa tận dụng được hiệp định này thì doanh nghiệp cần phải đọc rất kỹ văn bản và thực hiện đúng các quyết định đã được hướng dẫn rất rõ tại văn bản pháp quy của nhà nước Việt Nam.

Từ ngày 01/01/2023, khi GSP chấm dứt thì về khía cạnh hải quan để tận dụng bất cứ một hiệp định ưu đãi thuế quan nào trong khuôn khổ Hiệp định tự do thì doanh nghiệp cần xác định rõ hàng hóa có đáp ứng quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ này hay không và phải lưu ý với chứng từ.

Giống như hiện tại bây giờ doanh nghiệp cần lưu ý hàng xuất khẩu thì yêu cầu về chứng từ chữ khác với hàng nhập khẩu. Hàng xuất khẩu thì sử dụng mẫu EUR.1 do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, còn nhập khẩu hiện tại chỉ dùng mẫu doanh nghiệp tự chứng nhận có mã số REX cho các lô hàng có trị giá trên 6000.

Như vậy nên trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu muốn áp dụng C/O đặc biệt thì có nhận được C/O được cấp bởi cơ quan thẩm quyền Châu Âu thì đó không phải chứng từ hợp lệ. Bởi vì Châu Âu đã thông báo là chỉ áp dụng hình thức tự chứng nhận, nó hoàn toàn ngược lại với hàng xuất khẩu. Đó là sự khác biệt mà doanh nghiệp cần phải nắm chắc để biết rằng là chứng từ phù hợp, vì đối với xuất khẩu khác và nhập khẩu là khác.

Về mặt quản lý hải quan, tất các các quy định mới hoặc những kiến nghị mà bất cập trong quá trình thực hiện văn bản pháp quy đều được hải quan ghi nhận và kiểm tra xem chính xác có vướng mắc gì để kiến nghị đến các phòng thẩm quyền. Trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính sẽ kiến nghị các cấp thẩm quyền để xử lý.

Nói riêng về Hiệp định thương mại tự do và EVFTA, sắp tới Bộ Tài chính cũng đang trong giai đoạn ban hành thông tư thay thế một số thông tư về xuất xứ hàng hóa; trong đó, dự thảo đã lấy kiến rộng rãi có rất nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi và rất cụ thể. Đặc biệt, có sự khác biệt giữa Hiệp định EVFTA với các hiệp định khác mà doanh nghiệp cần lưu ý và đã được hướng dẫn rất cụ thể trong thông tư hướng dẫn mới đang được dự kiến ban hành để thay thế một số thông tư của Bộ Tài chính về xuất xứ hàng hóa.


Tác giả: Phương Thảo

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website