Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Giới chuyên gia nhìn nhận, giai đoạn tiếp theo, thị trường sẽ phát triển theo chiều sâu, bền vững hơn. Điều này đòi hỏi, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần nhìn nhận mỗi một quốc gia châu Âu là một thị trường tiềm năng riêng và cần phải có chính sách tiếp cận riêng.

Để vượt qua những khó khăn đó cũng như phát huy tối đa lợi ích từ EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần thể hiện sự đoàn kết, xây dựng được cộng đồng chia sẻ thông tin rộng để cùng nhau phát triển và “bọc lót” lẫn nhau trong những gian đoạn thiếu nguồn cung tới các thị trường châu Âu.

Bên cạnh đó, cho tới nay, các doanh nghiệp vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mực tới thị trường châu Âu do đặc thù khó và cần nhiều thời gian, tiền bạc để đầu tư ban đầu.

Xu thế tiêu dùng hướng tới chuỗi cung ứng ngắn đang ngày càng phát triển, ngoài việc sẽ thúc đẩy tiêu dùng sản xuất trong nước, sẽ ảnh hưởng tới hàng hóa Việt Nam nếu như chúng ta không có sự quan tâm đúng mực và tuyên truyền và quảng bá.

Xu thế chống biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều yêu cầu mới mang tính chất kỹ thuật cho các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải liên tục cập nhật thông tin và nhanh chóng thay đổi để có thể bắt kịp các xu thế này. Tuy nhiên, sự thay đổi có gắn kết chặt chẽ nhiều ngành nghề với nhau vì vậy việc này trở nên càng khó khăn, thách thức hơn với doanh nghiệp.

Hiệp định giữa EU và Việt Nam là hiệp định thương mại toàn diện nhất mà EU đã từng ký kết với một quốc gia đang phát triển. Hiệp định đã tính đến những yêu cầu phát triển của Việt Nam thông qua việc dành cho Việt Nam một khoảng thời gian dài hơn (10 năm) để xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ EU.

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng của EU, như dược phẩm, hóa chất hoặc máy móc đã được hưởng các điều kiện nhập khẩu miễn thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Hàng nông sản như thịt bò hoặc dầu ôliu không phải chịu thuế trong ba năm đầu, trong khi sữa, trái cây và rau quả trong tối đa là năm năm.

Các quy định toàn diện về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cũng giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp EU thông qua các thủ tục minh bạch và nhanh chóng hơn.

Hiệp định cũng có các quy định cụ thể để giải quyết các rào cản pháp lý đối với ôtô xuất khẩu của EU cũng như bảo hộ trước hành vì làm hàng nhái đối với 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu (như phô mai Roquefort, rượu vang Porto và Jerez, rượu sữa Ailen hay thịt xông khói Prosciutto di Parma) được công nhận dưới dạng các Chỉ dẫn Địa lý.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, tạo nên dấu mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.

7 khuyến nghị để tận dụng tốt hơn EVFTA

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, chúng ta vẫn chưa tận dụng hết những cơ hội từ EVFTA cả trong xuất khẩu, thu hút đầu tư từ các quốc gia EU.

Cụ thể hơn tác động đối với xuất khẩu vào EU trong năm thứ ba có phần kém tích cực hơn, có thể là do kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng gặp những khó khăn do nhiều yếu tố như xung đột địa chính trị; xung đột Nga-Ucraina; tăng giá hàng hóa trên thị trường thế giới và áp lực lạm phát; lãi suất điều hành và các quy định đối với nhập khẩu có xu hướng gia tăng ở thị trường EU. Về thu hút đầu tư, dù đã có sự cải thiện, nhưng đầu tư của các quốc gia châu Âu vào Việt Nam vẫn được đánh giá khiêm tốn.

Để khai thác tối đa lợi ích từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh cải cách thể chế kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể, bao gồm: Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán các cam kết, trong đó có cân nhắc thực hiện một số điều chỉnh chính sách cao hơn cam kết nếu thực sự cần thiết và phù hợp với bối cảnh mới.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp đồng bộ từ trung ương tới địa phương; Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về FTA tới các khối doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ tư, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế; Thứ năm, tăng cường và đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, định hướng thị trường xuất khẩu nhằm tận dụng cơ hội từ EVFTA.

Thứ sáu, rà soát, đơn giản hóa các quy định, thủ tục về cấp giấy chứng nhận C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đối tác; Thứ bảy, chủ động nghiên cứu các nội dung liên quan đến cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ thực thi EVFTA.


Tác giả: An An

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website