Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Thường niên 2014: "Doanh nghiệp hướng tới các Hiệp định thương mại mới"
Diễn đàn diễn ra sôi nổi dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú và lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức tài chính, Hiệp hội, doanh nghiệp... đã đến và tham dự Diễn đàn.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2014 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan, đạt được những bước tiến đáng kể trong một số lĩnh vực quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội thông qua mới đây, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế đang được triển khai nhằm giảm gánh nặng về thời gian trong kê khai thuế, các điều kiện cấp giấy phép lao động đã được nới lỏng, vấn đề công nhận, thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng đã được Chính phủ quan tâm, thực thi và trần chi phí quảng cáo, khuyến mại sẽ được xóa bỏ theo lộ trình cụ thể.
Thông qua Diễn đàn lần này với chủ đề "Doanh nghiệp hướng tới các Hiệp định thương mại mới", các cơ quan cũng như doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được chia sẻ và đóng góp một cách thẳng thắn và cởi mở những vấn đề mà Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại Diễn đàn
Doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ các Hiệp định thương mại mới
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Virginia Foote – đồng chủ tịch Diễn dàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2014 bày tỏ mong muốn thông qua Diễn đàn có thể hợp tác những vấn đề như: Cải cách thị trường tài chính; Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sẽ tham gia ký kết trong thời gian tới; Phát triển lực lượng lao động – giáo dục, đào tạo, tiền lương, lương ngoài giờ, các vấn đề giấy phép lao động; Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước - đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thực hiện Quyết định số 51, tăng cường chất lượng quản trị công ty, áp dụng các thông lệ tối ưu quốc tế. Cải cách thủ tục hành chính - có giải pháp hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả thủ tục ở tất các các ngành, lĩnh vực, đặc biệt trong vấn đề cấp phép. Cuối cùng là một số trở ngại và đề xuất giải pháp để Việt Nam tận dụng được tối da lợi ích từ những Hiệp định thương mại thế hệ mới - làm thế nào để thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, chẳng hạn như các yêu cầu về cải thiện khả năng tiếp cận đất đai, nguồn điện, giao thông vận tải. Bà Virginia Foote nhấn mạnh đây đều là những vấn đề quan trọng cần được xem xét giải quyết để bảo đảm Việt Nam có sự chuẩn bị tốt và tận dụng được lợi ích của một số Hiệp định thương mại đang được đàm phán ký kết. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Hợp tác Kinh tế toàn diện Khu vực và việc triển khai đầy đủ Cộng đồng ASEAN cũng sẽ là những cơ hội to lớn cho nền kinh tế và nhân dân Việt Nam nói chung.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú (giữa) tại Diễn đàn
Bà Virginia Foote cũng chú trọng vào vấn đề xuyên suốt về yêu cầu cải cách thủ tục hành chính hướng tới môi trường kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam cũng như tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng. Để các doanh nghiệp hội nhập sâu rộng hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phục vụ các ngành công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam đang rất cần, những Hiệp định này đặt ra yêu cầu về hệ thống quy định mới, chất lượng cao, nhưng mặt khác, cải cách hành chính cũng không kém phần quan trọng.
Theo ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do FTA. Hiệp định này có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế một cách lâu dài và mạnh mẽ. Đặc biệt, công tác xúc tiến Hiệp định đang được đặt ở cường độ cao và có nhiều hy vọng rằng Hiệp định sẽ được ký kết vào mùa xuân sang năm. EuroCham rất ủng hộ quá trình này và đóng góp nhiều nhất có thể để Hiệp định được ký kết và tin rằng việc thỏa thuận nhằm hỗ trợ Việt Nam một cách tốt nhất. Hiệp định này, cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương được thỏa thuận với Mỹ và những nước khác, có thể được sử dụng để thúc đẩy việc thực hiện các cải cách, hoàn thành việc tái cấu trúc nền kinh tế và tăng mức độ tự tin của các nhà đầu tư quốc tế có tại Việt Nam. Việc lựa chọn một phương pháp tiếp cận dựa trên nguyên tắc, thay vì tranh luận để phân tích từng trường hợp cụ thể, sẽ tăng cường tính chắc chắn và tốc độ ra quyết định cũng như cho phép các bên tham gia, từ hải quan đến Chính phủ, từ doanh nghiệp đến nhà đầu tư, hiểu rõ hơn về hệ thống và có thể đối phó với các vấn đề phát sinh. Và việc đem lại cùng lợi ích cho tất cả mọi người sẽ đơn giản hóa việc quản lý quá trình điều chỉnh và tạo ra đối tác lâu dài trên toàn thế giới.
Nếu được thực hiện đúng, Hiệp định FTA sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách gỡ bỏ thuế quan mà còn đảm bảo sự nhất quán giữa các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của EU và Việt Nam thông qua một khuôn khổ pháp lý ổn định. Điều này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn thông qua việc chuyển giao công nghệ và các kỹ năng được mang lại bởi sự gia tăng FDI – một điều cần thiết đối với Việt Nam để tránh “bẫy thu nhập trung bình”. Ông cũng cho biết, kể từ tháng 6 năm 2013, sự tự tin của các nhà đầu tư châu Âu hiện tại trong nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng lên, điều này đã được chứng minh rõ ràng bởi kết quả của Chỉ số Môi trường Kinh doanh của EuroCham trong Quý III năm 2014. Chỉ số này tăng từ 66 lên 74, đạt mức Quý I năm 2011. Sự tăng trưởng này đã được quan sát từ vài tháng qua và bị ảnh hưởng bởi sự mong chờ của cộng đồng doanh nghiệp vào các thỏa thuận hiện tại của Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam.
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Tại Diễn đàn lần này, các đại biểu cũng đã thảo luận về việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng hiệu quả và năng suất lao động cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa để tiến tới nhiệm vụ khó khăn là tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước nhằm bảo đảm rằng những doanh nghiệp này được điều hành một cách minh bạch, trách nhiệm và đáng tin cậy, đồng thời hoạt động trên một “sân chơi bình đẳng” với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và ngoài nước.
Các thành viên tham dự Diễn đàn mong muốn Chính phủ tập trung cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và giải quyết những vấn đề không nhất quán, thiếu hiệu quả và thiếu sự công bằng trong cơ chế chính sách hiện tại. Đối với các công ty và nhà đầu tư mà có tính tuân thủ pháp luật cao, Việt Nam là nơi rất khó để thành công đồng thời những nỗ lực của Chính phủ nhằm quản lý các hoạt động kinh doanh đã khiến rất nhiều nhà đầu tư phải suy nghĩ lại về những kế hoạch kinh doanh hay mở rộng tại đây.
Ông Fred Burke, Đồng Trưởng Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ ý kiến, lĩnh vực tư nhân mạnh phụ thuộc vào lĩnh vực công mang tính hỗ trợ. Lĩnh vực tư nhân không thể phát triển mạnh nếu không được hỗ trợ bởi các tiện ích công cơ bản (chẳng hạn như điện, nước), hệ thống giáo dục thích hợp, các nhà quản lý Nhà nước chuyên nghiệp, hệ thống pháp luật hoạt động tốt để bảo vệ quyền quy định trong luật và theo hợp đồng, và bảo vệ an toàn vật chất. Còn có nhiều ví dụ cho thấy trên thế giới, các nước đã tận dụng giá trị của tài sản không phải tài sản cốt lõi của mình để hiện đại hóa các chức năng của mình. Đó chính là quá trình cổ phần hóa với quy mô hoàn chỉnh đối với các tài sản không phải tài sản cốt lõi. Suy cho cùng, nếu muốn làm cho lĩnh vực tư nhân trở thành xương sống của hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, thì sẽ cần phải tạo ra một sân chơi bình đẳng bằng cách loại bỏ các ưu đãi chắc chắn sẽ được hưởng khi Nhà nước sở hữu các đối thủ cạnh tranh. Một số các ưu đãi này có thể rất tinh tế và khó phát hiện. Còn rất nhiều điều phải làm trong việc tạo ra lĩnh vực tư nhân vững mạnh hơn ở Việt Nam, nhưng với những tiến triển to lớn trong 20 năm qua, có đủ lý do để lạc quan rằng việc trao đổi, làm việc thông qua các kênh như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, có thể giúp xác định những trở ngại và tìm ra những giải pháp.
Ông Antony Nezic, Chủ tịch Phòng Thương mại Canada tại Việt Nam (CanCham) nhấn mạnh quan điểm tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước là yếu tố then chốt để tiếp cận được tiềm năng tăng trưởng. Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP mở ra một mối quan hệ đối tác thương mại rộng hơn trong đó Việt Nam có thể nắm vai trò dẫn đầu, vì vậy TPP là phương tiện then chốt để Việt Nam có thể đa dạng hóa những lợi ích thương mại mang tính chiến lược của mình với Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Mối quan hệ tương hỗ giữa thương mại và tăng trưởng là tin tốt lành cho Hiệp định TPP, đồng thời tạo cơ hội quý giá tại thời điểm hiện nay cho Việt Nam để thể hiện khả năng lãnh đạo đối với các chính sách liên quan về thương mại, tận dụng lợi thế của các quốc gia đối tác và tăng tốc cải cách thể chế, mà cụ thể là cải cách các doanh nghiệp Nhà nước.
Canada đặc biệt ủng hộ và hiểu rõ vị thế của Việt Nam trong các đàm phán TPP và trong công cuộc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước. CanCham ủng hộ Việt Nam trong quá trình vượt qua thử thách của những Hiệp định thương mại với nhiều nội dung đàm phán với các đối tác thương mại lớn hơn. Việt Nam sẽ phát triển mạnh - cụ thể trong phạm vi khu vực, và được bảo vệ dưới “mái nhà TPP”. Nhiệm vụ then chốt trong thực hiện chính sách và cải cách là tăng tốc trong mỗi yêu cầu và kịch bản đặt ra, cụ thể là giữ vai trò lãnh đạo và chủ động trong Hiệp định TPP với các đối tác thương mại lớn hơn.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận những ý kiến đóng góp thẳng thắn, xây dựng, thiết thực của các đại biểu tại Diễn đàn, cho rằng đây là cơ sở để Chính phủ tiếp thu hợp lý, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách sát với thực tế hơn với tinh thần tạo mọi thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Thủ tướng nêu rõ các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ Việt Nam trong năm 2015 đó là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn, vững chắc hơn, tăng trưởng GDP năm 2015 ở mức 6,2%, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức 5% để tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, giảm bội chi ngân sách từ 5,3% năm 2014 xuống còn 5% vào năm 2015, bảo đảm nợ công ở mức an toàn, không vượt quá quy định cho phép và sẽ xử lý hiệu quả hơn nợ công, trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo kế hoạch. Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt hơn công tác bảo đảm tiến bộ công bằng, an sinh xã hội trên các lĩnh vực việc làm, y tế, giáo dục và giảm nghèo, v.v…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn thường xuyên nhận được góp ý của các Tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế về những vấn đề Việt Nam cần tập trung cải cách, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả.