Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 24/11-30/11/2014

Quý IV/2014 đã đi hết gần nửa chặng đường, nền kinh tế trong nước đạt được thành tựu đáng khích lệ. Công nghiệp và thương mại vẫn đang nỗ lực tăng tốc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong năm 2014. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong tuần từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2014 có nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến ngành Công Thương.
. Theo đó, thị trường bất động sản đang có những cải thiện tích cực, đồng thời do có yếu tố mùa vụ, cho nên hầu hết công trình xây dựng đang được các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện. Nhờ vậy, trong vài tháng gần đây, sản lượng thép xây dựng của các doanh nghiệp (DN) thép trong nước đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhìn về tương lai xa, ngành Thép đang chịu áp lực quá lớn từ các thị trường nước ngoài, nếu như không kịp thời thay đổi, thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ đổ vỡ.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 10 vừa qua, các DN thép thành viên VSA tiêu thụ thép xây dựng đạt sản lượng gần 500 nghìn tấn, tăng 23,7% so cùng kỳ năm trước và hơn 12,3% so với tháng 9. Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm kéo dài, những con số nêu trên thậm chí đã vượt hẳn dự kiến sản xuất trong tháng của các DN. Tháng 10, các DN đã "mạnh dạn" sản xuất hơn 475.600 tấn, cao hơn tháng 9 khoảng 10% và tăng hơn 27% so cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, thời điểm này cũng ghi nhận thị trường ống thép bắt đầu có những áp lực cạnh tranh lớn. Nhiều chuyên gia đánh giá, từ nay đến hết năm và sang đầu năm tới, thị trường thép trong nước vẫn chưa dứt khỏi những lo lắng thường nhật. Thị trường bất động sản, xây dựng trong nước tuy "ấm lên" song chưa có dấu hiệu khả quan. Thép xây dựng sản xuất trong nước đã vượt xa nhu cầu tiêu thụ thực tế, cộng thêm vào đó, còn bị thép giả danh hợp kim chứa Bo có chất lượng thấp, giá rẻ từ Trung Quốc chèn ép mạnh. Nguyên Chủ tịch VSA Phạm Chí Cường đánh giá, thị trường tiêu thụ thép đang bị thu hẹp do mất cân đối cung - cầu và vấn đề cạnh tranh với thép hợp kim giá rẻ đang chưa tìm được biện pháp đối phó hữu hiệu. Nhận định về diễn biến thị trường thép cuối năm, Tổng Giám đốc Công ty thép Kansai Nguyễn Ngọc Quân cho rằng, theo thông lệ, khi bước vào mùa xây dựng cuối năm, lượng tiêu thụ thép tăng. Tuy nhiên, với những yếu tố bất lợi đang gặp phải, ngành Thép sẽ khó có sự gia tăng đột biến trong tiêu thụ.

TP.HCM có 58 cửa hàng chính thức bán xăng E5

điện tử ngày 27/11 cho biết, theo thông tin từ Sở Công Thương TPHCM, sẽ có 58 cửa hàng chính thức bán xăng sinh học E5 kể từ ngày 1/12/2014. Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, dù địa bàn trải rộng với hơn 500 cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhưng TPHCM quyết tâm bán xăng E5 đúng thời hạn từ ngày 1/12/2014. Có thể kể đến một số doanh nghiệp đã bắt đầu việc kinh doanh xăng E5 tại TPHCM trong thời gian qua như PVOil, Saigon Petro, Comeco, v.v…

Vừa qua, Sở Công Thương TPHCM đã phối hợp với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, các tổng đại lý... để có thể đưa thêm 32 cửa hàng cung cấp xăng E5. Hiện tại TPHCM đã có 26 cửa hàng bán loại xăng này. Dự kiến, vào cuối tháng 6/2015, sẽ có thêm 115 cửa hàng kinh doanh xăng E5 tại TPHCM. Đến ngày 31/12/2015, sẽ phấn đấu đạt được tỷ lệ 100% cửa hàng xăng dầu chuyển qua bán xăng E5.

Trước đó, từ ngày 26/11, Petrolimex Sài Gòn đã triển khai 5 cửa hàng kinh doanh xăng E5 tại các quận 2, 3, 5, Gò Vấp và Tân Bình. Petrolimex Sài Gòn đã kịp thời đầu tư 2 bể chứa cồn E100 dung tích 200 m3 tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè cùng hệ thống phối trộn với công suất 80 m3/giờ.

Trong thời gian tới, TPHCM sẽ kêu gọi cán bộ, công nhân viên Nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải… tham gia sử dụng xăng E5. Bản thân các doanh nghiệp nằm trong danh sách doanh nghiệp bình ổn thị trường cũng sẽ phối hợp cùng Sở Công Thương TPHCM tham gia sử dụng xăng E5.

Đã tiêu hủy hơn 3.000 mũ bảo hiểm giả

Là thông tin mà báo điện tử đưa ra ngày 28/11/2014. Theo đó, từ tháng 4/2013 đến nay, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH), xử lý tiêu hủy hơn 3.000 MBH giả, không đảm bảo chất lượng, xử phạt trên 50 triệu đồng.

Báo cáo mới nhất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG) cho thấy: Từ tháng 4/2013 đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản hơn 6,8 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nộp Kho bạc Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt hơn 896.000 trường hợp không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách. Trong khoảng thời gian trên, Đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kiểm tra 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH, xử lý tiêu hủy hơn 3.000 MBH giả, không đảm bảo chất lượng, xử phạt trên 50 triệu đồng.

 

Hiện tại cả nước có trên 80 cơ sở sản xuất MBH (giảm 20% so với năm 2013); 5 cơ sở nhập khẩu (NK). Các DN sản xuất, NK MBH chính ngạch đã quan tâm và thực hiện việc chứng nhận, công bố và dán dấu hợp quy CR đầy đủ. Việc lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy cho các loại MBH đã được thực hiện tương đối đầy đủ đối với các cơ sở sản xuất, tuy nhiên các cơ sở kinh doanh thì việc thực hiện lưu giữ chưa đầy đủ, chưa cập nhật, bổ sung các chứng nhận hợp quy cho lô hàng MBH kinh doanh.

Ông Khuất Việt Hùng- Phó Chủ tịch UBATGTQG cho biết: “Mặc dù đạt được một số kết quả nhưng công tác quản lý sản xuất, kinh doanh MBH còn nhiều tồn tại. Một số hộ sản xuất, kinh doanh còn kinh doanh MBH có gắn tem hợp quy CR giả, gắn nhãn giả mạo thông tin về đơn vị sản xuất; sản xuất, kinh doanh loại mũ không phải là MBH, v.v... Trong tổng số các DN sản xuất MBH hiện nay, số DN tự sản xuất toàn bộ linh kiện và lắp ráp MBH hoàn chỉnh không quá 10 DN, còn lại các DN chỉ sản xuất vỏ mũ và mua linh kiện khác về lắp ráp MBH, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm ”, ông Khuất Việt Hùng nói.

Chi phí logistics chiếm 25% GDP

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh điện tử ngày 28/11 đăng tải thông tin: . Theo đó, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh cho biết chi phí cho hoạt động logistics (dịch vụ hậu cần vận tải) chiếm 10%-13% GDP ở các nước trên thế giới, trong khi ở nước ta chiếm tới 25% GDP. Trong hoạt động xuất khẩu chi phí vận chuyển mỗi năm doanh nghiệp nước ta phải bỏ ra gần 3 tỉ USD là con số quá lớn. Nếu giảm được chi phí logistics này xuống thì không chỉ góp phần tăng sức cạnh tranh tích cực cho doanh nghiệp mà còn tác động lớn đến nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta vẫn chịu các loại phí cao. Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đồng bộ, tuyến đường sắt lạc hậu, khả năng chuyên chở chỉ chiếm 1% tổng lượng hàng hóa của cả nước là quá thấp. Tuyến đường sông, biển lại không được tận dụng khai thác, năng lực đội tàu yếu nên hơn 80% thị phần logistics rơi vào tay doanh nghiệp vận tải nước ngoài. Sắp tới nước ta sẽ tham gia các Hiệp định thương mại thế giới như TPP, nếu không tạo điều kiện và có chiến lược phát triển logistics thì doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh và sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp nước ta.

Ông Bùi Thiên Thu - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp logistics trong nước cần liên kết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tham gia sâu vào chuỗi logistics toàn cầu.

Doanh nghiệp hướng đến cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam ngày 26/11 cho biết: . Bài báo cho biết, sáng 26/11, tại TP HCM, Nạp Tiền 188bet phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại và sự tham gia của Việt Nam.

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là vấn đề không mới ở các nước phát triển nhưng rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều xin cấp giấy chứng nhận hàng hóa từ cơ quan chức năng của Chính phủ. Nếu áp dụng được cơ chế tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì sẽ đơn giản thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu và giảm tải cả cho cơ quan làm chức năng này của Chính phủ.

Tính đến nay, hầu hết Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đều có những quy tắc riêng về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp cần đáp ứng để hưởng những ưu đãi của hiệp định, trong đó đáng kể nhất là ưu đãi về thuế quan. Trước mắt, Việt Nam đang xúc tiến các thủ tục để có thể tham gia vào một trong hai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khối ASEAN vào năm 2015.

Cụ thể, Việt Nam sẽ tham gia vào dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa số 2, cùng với Lào, Philippines và Indonesia. Về lâu dài, khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, doanh nghiệp lại càng phải chủ động đáp ứng điều kiện của chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng những ưu đãi từ các nước thành viên.

Cần chú ý tác động của giảm giá xăng đến CPI

Trang 2, báo Đại biểu Nhân dân số 330 ngày 26/11 có bài viết đáng chú ý: “Cần chú ý tác động của giảm giá xăng đến CPI”. Bài báo cho biết, Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 giảm 0,27% so với tháng 10/2014. CPI trong tháng gần Tết giảm là diễn biến trái ngược so với cùng kỳ những năm trước, trừ năm 2008 khi nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, CPI trong tháng 11 giảm do 4/11 nhóm hàng được ghi nhận giảm giá. Đặc biệt, nhóm giao thông vốn là nhóm có chỉ số cao trong rổ tính CPI lại có mức giảm lớn, giảm 2,75% so với tháng 10. Kế đến, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện nước, chất đốt tiếp tục giảm 0,74% sau nhiều tháng giảm liên tục trước đó. Nguyên nhân giảm giá của các nhóm hàng này là các mặt hàng chính như xăng dầu, gas, dầu hỏa… đã có những đợt giảm giá vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Trong đó, xăng, dầu giảm giá hai lần vào ngày 23/10 và 7/11 và gas giảm giá từ ngày 1/11 với mức 40.000 đồng/bình 12kg.

Việc giảm phát như hiện nay mang lại niềm vui cho người tiêu dùng. Vì giá hàng hóa tăng cùng với nhu cầu mua tích trữ chuẩn bị Tết là gánh nặng không nhỏ với tài chính của các hộ gia đình trong những năm qua. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, đây lại là nỗi lo về cầu tăng thấp. Bởi thông thường, lực cầu thấp sẽ gây áp lực đến những nhà sản xuất và buộc họ phải giảm giá bán để tăng lượng hàng hóa tiêu thụ. Hơn nữa, CPI trong các tháng trước cũng chủ yếu giảm, hoặc có mức tăng yếu, nên khi những tháng cuối năm không cải thiện về sức mua trên thị trường sẽ khiến lượng hàng tồn kho có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của nhà sản xuất.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website