Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm tin Thị trường Thái Lan từ ngày 25-29/1

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan xin gửi tới quý độc giả điểm thị Thị trường Thái Lan từ ngày 25-29/1 để tham khảo:
1. Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo
 
Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021, cao hơn 5% so với năm 2020. Trong năm 2020, Thái Lan xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, tổng lượng xuất khẩu ngũ cốc của nước này đang ở mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua.
 
Theo ông Kirati Ratchano, Cục trưởng Cục Ngoại thương – Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu 6 triệu tấn gạo vẫn là mục tiêu thách thức đối với quốc gia này do: (i) đồng Bạt nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng giá, khiến gạo Thái Lan đắt hơn các nước đối thủ như Ấn Độ và Việt Nam. Đồng bạt hiện đã tăng 9% so với đô la Mỹ kể từ tháng 4/2020. (ii) việc thiếu container vận chuyển trên toàn cầu đã gây ra tình trạng gián đoạn vận chuyển và giảm doanh thu.
Kế hoạch xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tập trung chủ yếu vào loại gạo thơm Hom Mali, gạo trắng, gạo đồ và thị trường ngách đối với các loại gạo mầu, gạo nếp và gạo hữu cơ.
 
2. Thái Lan bán 2 tỷ USD trái phiếu để chi cho các gói hỗ trợ kinh tế
 
Chính phủ Thái Lan sẽ bán 60 tỷ Bạt (2 tỷ usd) trái phiếu vào tháng 2/2021 để cung cấp tài chính cho các biện pháp kích thích nhằm giảm thiểu tác động của đợt bùng phát Covid-19 thứ 2 ở nước này.
 
Trái phiếu sẽ được chào bán trong ba kỳ hạn, với trái phiếu kỳ hạn 5 và 10 năm có lãi suất trung bình tương ứng là 2,0% và 2,5%/năm, và trái phiếu 15 năm có lãi suất cố định 1,8%.
 
Biện pháp hỗ trợ kinh tế cũng sẽ được tài trợ bởi các khoản vay khác, bao gồm cả trái phiếu chính phủ và một số khoản vay trước đó từ Ngân hàng Phát triển châu Á ADB. Tất cả các khoản nợ đều nằm trong kế hoạch vay 1 nghìn tỷ Bạt (33,37 tỷ USD) của Thái Lan được công bố trong năm 2020 nhằm ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19.
 
3. Thái Lan chi 24,4 tỷ Bạt cho hoạt động R&D năm 2022
 
Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ dành 24,4 tỷ Bạt cho hoạt động R&D trong năm tài khóa 2022, tăng 4,5 tỷ Bạt so với năm 2021 (19,9 tỷ Bạt). Hoạt động R&D trong năm 2022 tập trung chủ yếu vào việc tạo ra sự đổi mới cho hoạt động thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, thu hẹp chênh lệch thu nhập và nâng cấp công nghệ.
 
Theo ông Kitipong Promwong, Giám đốc Văn phòng Hội đồng Chính sách Đổi mới và Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Đại học Quốc gia (NXPO), do Thái Lan phải đối mặt với nhiều thách thức về các vấn đề xã hội, nghèo đói, chênh lệch thu nhập và khả năng cạnh tranh kinh tế nên chính phủ nhận thấy việc tăng cường hoạt R&D là cấp thiết. NXPO dự báo chi tiêu cho R&D của quốc gia sẽ đạt 400 tỷ baht tương đương 2% GDP vào năm 2027 và 70% trong số đó sẽ được phân bổ cho khu vực tư nhân.
 
4. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan tháng 12/2020 tăng
 
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Thái Lan, giá trị xuất khẩu tháng 12/2020 đạt 20,1 tỷ USD tăng 4,71%, nhập khẩu đạt 19,1 tỷ USD tăng 3,62% so với cùng kỳ năm 2019, thặng dư thương mại đạt 964 triệu USD.
 
Các mặt hàng tăng mạnh trong tháng 12 chủ yếu từ 3 nhóm hàng: thực phẩm; sản phẩm gia dụng và đồ gia dụng; sản phẩm phòng chống dịch Covid-19 như găng tay cao su, thiết bị y tế.
 
Xuất khẩu nông sản và nông sản công nghiệp đạt 3,22 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm: sắn, cao su, thức ăn cho vật nuôi, gia vị thực phẩm và rau quả các loại (tươi, đông lạnh, đóng hộp và chế biến).
 
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 16,2 tỷ USD, tăng 6,7%, bao gồm: găng tay cao su, điện thoại di động và linh kiện, thiết bị y tế, máy tính và linh kiện, thiết bị điện, hóa chất, hạt nhựa, vi mạch tích hợp điện tử, phụ tùng ô tô.
 
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đạt 231 tỷ USD, nhập khẩu đạt 207 tỷ USD, giảm lần lượt 6,01% và 12,4% so với năm 2019. Tuy nhiên, thặng dư thương mại vẫn đạt 24,5 tỷ USD.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website