Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển vọng sáng cho xuất khẩu gạo sang Anh ngay từ đầu năm

Ngay từ đầu năm 2021 xuất khẩu gạo qua Anh đã đón tin vui khi 60 tấn gạo thơm của doanh nghiệp Việt bắt đầu xuất hiện và bán tại các siêu thị ở quốc gia này. Đây được đánh giá là tín hiệu tích cực từ lợi thế mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Vương Quốc Anh (UKVFTA) mang lại.

Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) cho biết, mới đây lô hàng 60 tấn gạo thơm thượng hạng được doanh nghiệp Long Dan tại Anh nhập của Vinaseed đã bày bán tại chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg (465.000 đồng/10kg). Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt đã bước đầu nắm bắt và tận dụng được cơ hội mà Hiệp định UKVFTA mạng lại để đưa gạo Việt hiện diện tại thị trường Anh.


Xuất khẩu gạo vào Anh triển vọng tích cực từ đầu năm

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá, khi ký các hiệp định thương mại tự do như UKVFTA sẽ giúp đảm bảo lợi ích các bên và đây là cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam. Lý do, trước đây số lượng gạo xuất khẩu vào Anh không đáng kể do bị áp thuế cao do đó với việc được giảm thuế theo cam kết UKVFTA sẽ giúp gạo Việt tiếp cận thị trường tốt hơn.

Phân tích cụ thể, ông Nam cho biết, trước đó với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngành lúa gạo đã tận dụng khá tốt để đưa các sản phẩm gạo thơm vào thị trường EU với giá cao.

Các thống kê từ VFA cho thấy, trong năm 2020, rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp lớn trong ngành gạo như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã lần lượt xuất khẩu hưởng thuế 0% vào EU theo cam kết của EVFTA. Điều đáng mừng là giá gạo xuất khẩu ở mức rất cao, tạo niềm tin cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn trong thời gian tới. Do đó, với thị trường Anh, các doanh nghiệp gạo cũng kỳ vọng trong năm nay sẽ tận dụng được tốt hơn bởi theo UKVFTA, gạo thơm nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được miễn thuế thay vì phải chịu mức 17,4% như trước đây. Điều này giúp gạo Việt có sức cạnh tranh tốt hơn so với những nước khác cùng xuất khẩu gạo thơm sang Anh như Thái Lan.

“Việc vào được Anh hay EU sẽ giúp vị thế ngành gạo trên thị trường tốt hơn vì đây là những quốc gia có những yêu cầu vô cùng khắt khe trong vấn đề kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm”- ông Đỗ Hà Nam đánh giá.

Trên thực tế, ngay từ khi Hiệp định UKVFTA chính thức kết thúc đàm phán nhiều doanh nghiệp gạo đã chia sẻ rằng trong năm 2021 này sẽ có chiến lược tiếp cận thị trường Anh. Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc của Trung An cho biết, với kinh nghiệm khai thác thị trường EU trong năm qua, năm 2021 Trung An sẽ mở rộng tìm kiếm khách hàng tại Anh để đưa gạo ST 20 vào Anh.

Tuy nhiên, cũng như các thị trường khác tại EU, Anh là quốc gia có nhiều rào cản khắt khe với những sản phẩm nhập khẩu, nhất là sản phẩm lương thực thực phẩm. Cụ thể là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường, đảm bảo nhân quyền cho công nhân trong các nhà máy chế biến…

Dù vậy, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, khi thị trường càng có nhiều rào cản khắt khe thì doanh nghiệp càng phải nỗ lực hơn và đó là cơ hội để ngành gạo tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững. Bằng chứng là để tận dụng tốt các FTA nói chung, nhiều doanh nghiệp trong ngành gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chủ động liên kết với các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa chuyên canh đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh dư lượng thuốc trừ sâu để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng lượng gạo nhập khẩu trên toàn thế giới trong niên vụ 2020/2021 sẽ vào khoảng 44,263 triệu tấn, tăng gần 600 ngàn tấn so với niên vụ 2019/2020. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn đang có xu hướng tăng lên trên toàn cầu. Đây cũng là điều dễ hiểu khi kể từ đầu tháng 1/2021 tới nay xuất khẩu gạo Việt đi các thị trường khác như Philippines, EU, Châu Phi, ASEAN… cũng rất khả quan, Trong đó, tại ASEAN, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã xuất khẩu lô gạo 1.600 tấn sang Malaysia và Singapore.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website