Điểm báo MOIT tuần từ ngày 20/4 đến ngày 26/4/2015
Trong quý I, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 27, 79 tỷ đồng, đạt 23,8% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ 2014. Doanh thu than đạt 12,748 tỷ đồng; sản xuất, tiêu thụ khoáng sản đạt 1.441 tỷ đồng; Sản xuất, bán điện đạt 3.052 tỷ đồng; Sản xuất cơ khí 640 tỷ đồng; Sản xuất, cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp đạt 1.017 tỷ đồng.
Tính hết quý I/2015, TKV đã hoàn thành cổ phần hóa 3 đơn vị và đang triển khai công tác cổ phần hóa 5 đơn vị theo quy định (trong đó có 3 Tổng công ty), để hoàn thành trong năm 2015. TKV đã hoàn thành thoái toàn bộ phần vốn tại 6 trong tổng số 8 đơn vị trong quý I với tổng số vốn thu về 1.791 tỷ đồng (chưa kể số tiền thu về từ cổ tức hằng năm và cổ phiếu thưởng) trên số vốn góp 1.504 tỷ đồng.
Tôm xuất khẩu khó cạnh tranh với Ấn Độ
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 20/4/2015 có bài viết: . Theo đó, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng nếu doanh nghiệp không hạ được giá bán xuống thì xuất khẩu tôm rất khó có thể cạnh tranh, nhất là đối với Ấn Độ - quốc gia đang trúng mùa tôm. VASEP dẫn thống kê của Trung tâm thương mại thế giới cho biết giá tôm bình quân nhập khẩu vào Mỹ năm 2014 đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm qua với 13 đô la Mỹ/kg và khoảng cách về giá bán giữa ba nguồn cung lớn, gồm Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam là không đáng kể. Tuy nhiên, theo VASEP, bước sang tháng 1/2015, giá trung bình tôm xuất khẩu vào Mỹ của Ấn Độ đã giảm xuống chỉ còn 11 đô la Mỹ/kg, từ mức 13 đô la Mỹ/kg của năm 2014. Trong khi đó, giá tôm Việt Nam bán vào thị trường này trong cùng thời gian như trên vẫn duy trì ở mức 13 đô la Mỹ/kg, tức không đổi so với mức giá bình quân của năm 2014.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này, ông Chu Văn An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú - đơn vị xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay - cho biết Ấn Độ và một số nước có nguồn nguyên liệu dồi dào (do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp- EMS được kiểm soát tốt- PV), giá nguyên liệu giảm (nguyên liệu chiếm 60-70% giá thành chế biến tôm xuất khẩu - PV) nên giá bán cũng giảm theo. “Trong khi đó, giá nguyên liệu trong nước vẫn cao nên đầu ra không cạnh tranh được”, ông An lý giải
Ai đóng vai trò động lực của nền kinh tế?
Ai đang thực sự đóng vai trò động lực của nền kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân hay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? Chương trình , VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, ngày 21/4 đã dành phần lớn thời lượng để phân tích, bình luận xung quanh vấn đề này.
Đây cũng là câu hỏi đang “nóng” lên tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 - một trong những diễn đàn kinh tế quan trọng nhất trong năm - đang diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An. Vốn hay các nguồn lực khác là hữu hạn. Nếu doanh nghiệp Nhà nước đã sử dụng, chắc chắn doanh nghiệp tư nhân sẽ phải sử dụng phần ít hơn khi họ vẫn tiếp tục trên cùng một "sân chơi". Vậy ai đang, sẽ và nên đóng vai trò động lực cho nền kinh tế? Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, đó là câu hỏi rất lớn, phải được làm sáng tỏ. Trước Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, ông Tuyển đã đưa ra một ví dụ: khối doanh nghiệp FDI chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp. Điều này cho thấy, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nhưng thực tế lại chưa phải như vậy.
Việt Nam cần xuất khẩu xi măng nhiều hơn
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/4/2015 đưa tin: . Đây cũng là nhận định của Tổng công ty Xi măng Việt Nam tại hội thảo Xuất khẩu xi măng hướng tới tăng trưởng bền vững do Nạp Tiền 188bet , Bộ Xây dựng tổ chức vào ngày 23/4. Theo Tổng công ty Xi măng Việt Nam, vài năm tới trong nước vẫn tiếp tục dư thừa một lượng lớn xi măng. Thị trường bất động sản phục hồi chậm, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xi măng. Vì vậy Việt Nam cần xuất khẩu xi măng - clinker nhiều hơn nữa để cân bằng cung-cầu do dư thừa 10 triệu tấn sau khi đã trừ đi lượng xi măng dự kiến tiêu thụ trong nước. Tổng công ty đánh giá thị trường phía Bắc giảm nhu cầu nhưng thị trường phía Nam và miền Trung vẫn tăng.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện nay chất lượng xi măng và clinker xuất khẩu chưa thực sự đồng đều. Một số doanh nghiệp (DN) chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát chất lượng đầu ra, dẫn đến lô hàng không đạt yêu cầu. Việc này ảnh hưởng đến uy tín của xi măng Việt Nam. Các DN xuất khẩu xi măng của Việt Nam còn phân tán nhỏ lẻ, quy mô và mức độ tập trung thấp nên việc khai thác tận gốc là chưa đạt được mà phải bán hàng qua khâu trung gian. Hầu hết các DN đều mới gia nhập thị trường thương mại quốc tế nên chưa có kinh nghiệm trong buôn bán thương mại quốc tế, cạnh tranh thương trường cũng như chưa đáp ứng các quy định khắt khe của các nhà nhập khẩu. DN chưa ký được hợp đồng dài hạn mà phần lớn là những hợp đồng ngắn hạn, v.v…
CPI tháng 4 tăng 0,8%
Ngày 25/4/2015 báo Đại Đoàn Kết điện tử đưa tin: . Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/4, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) cả nước tháng 4 tăng 0,14% so với tháng trước .So với cùng kỳ năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng này tăng 0,99%. Tính đến hết tháng 4 năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,8%.
Có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm giao thông tăng mạnh 2,47%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,84%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19%. Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,16%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14%. Nhóm giáo dục tăng nhẹ 0,01%.