Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 20/10 đến 26/10/2014

Tuần từ ngày 20/10 đến ngày 26/10, hàng loạt các vấn đề nổi bật của ngành Công Thương như: sản xuất, xúc tiến thương mại, thị trường trong nước… đã được thể hiện trên nhiều trang báo chí.
điện tử ngày 22/10. Theo đó, Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2014 của Thủ đô đã tăng 0,04% so với tháng trước và tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI của Hà Nội đã tăng 2,09%.

CPI tăng ở mức thấp nhất trong vòng 11 năm ở cả 2 gốc so sánh là tháng trước và cùng tháng năm trước là do nguồn cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, sức mua của người dân vẫn thấp, v.v... Trong tháng, do giá xăng dầu các loại giảm liên tục đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 1,07% so với tháng trước. Ở chiều ngược lại, mặc dù có tới 10 nhóm hàng tăng giá nhưng mức tăng nhẹ đã tác động không nhiều đến chỉ số chung. Việc giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng 4.000 đồng/bình 12kg từ 1/10 và giá nước sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng khiến chỉ số giá chung của nhóm quay đầu tăng nhẹ sau khi đã giảm liên tục trong 2 tháng trước.

Trong khi đó, tại TP HCM, sau khi tăng mạnh vào tháng trước do lực đẩy chính của việc tăng học phí, tháng 10 này, CPI của TP HCM đã quay đầu giảm ở mức 0,03% so với tháng trước. Như vậy, sau 12 tháng, CPI của thành phố đã tăng 2,38%, so với cùng tháng năm trước, CPI vẫn tăng 2,96%.

Việc CPI quay đầu giảm điểm đã gây bất ngờ cho khá nhiều người bởi trong 4 năm gần đây tháng 10 chỉ số CPI luôn tăng so với tháng trước. CPI chung tháng này âm là bởi có tới 5/11 nhóm hàng chính giảm giá so với tháng trước trong đó có những nhóm hàng chiếm trọng số cao như hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhà ở và vật liệu xây dựng, v.v…

Cũng do ảnh hưởng của giá xăng dầu giảm, chỉ số giá nhóm giao thông giảm 1,11% trực tiếp do giá xăng, dầu các loại giảm. Giá cước vận tải hành khách của các hãng taxi hay xe khách chưa được điều chỉnh theo.

Sẽ ưu đãi thuế TTĐB cho xăng sinh học

là thông tin được đăng trên báo Hải Quan điện tử. Đó là đề xuất của Bộ Tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí trong giai đoạn đầu tiêu thụ mặt hàng này. Theo đó, Bộ Tài chính vừa đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí trong giai đoạn đầu tiêu thụ mặt hàng này. Mức thuế suất đối với xăng sinh học sẽ thấp hơn so với xăng thông thường và được ưu đãi theo tỷ lệ ethanol và các chế phẩm sinh học trong xăng.

Bộ Tài chính cho biết, xăng sinh học E5, E10 được pha chế theo tỷ lệ tương ứng 95%, 90% xăng RON 92 và 5%, 10% cồn sinh học. Theo Luật thuế TTĐB hiện hành, thuế TTĐB chỉ thu đối với xăng dùng để pha chế. Như vậy, tỷ lệ thu thuế TTĐB đối với 1 lít xăng E5 và E10 chỉ là 95% hoặc 90% so với 1 lít xăng RON 92.

Trong khi đó, theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, xăng E5 sẽ được tiêu thụ từ ngày 1/12/2014, xăng E10 sẽ được tiêu thụ từ ngày 1/12/2016 tại 7 địa phương (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ngãi và Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên trên thực tế, xăng E5 đã được tiêu thụ tại nhiều địa điểm của các địa phương này sớm hơn lộ trình. Sản lượng xăng E5 dự kiến tiêu thụ năm 2015 là 400 triệu lít; năm 2020 là 1,139 tỷ lít.

Vì vậy, để khuyến khích hơn nữa việc sử dụng nhiên liệu sinh học, sử dụng nhiên liệu cồn từ sản xuất trong nước, góp phần bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định áp dụng thuế suất thuế TTĐB ưu đãi là 9% đối với E5 và 8,5% đối với E10 (ưu đãi giảm 5% trên mức thuế suất của xăng khoáng truyền thống tương ứng với mỗi 5% lượng nhiên liệu sinh học pha trộn thêm ngoài tỷ lệ pha trộn 95% đối với E5 và 90% đối với E10 theo quy định).

Đề xuất không khống chế thù lao đại lý xăng dầu

Trang 11, số 286, báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/10 của tác giả Trà Phương có bài: Đề xuất không khống chế thù lao đại lý xăng dầu. Tác giả bài viết cho hay: Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có công văn góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/11/2014.

Theo đó, Hiệp hội đề xuất dự thảo Thông tư liên tịch nên có nội dung hướng dẫn các thương nhân tự chọn hình thức đại lý mà các bên thỏa thuận. Nội dung này hoàn toàn phù hợp với Điều 169 Luật Thương mại. Không nên khống chế mức thù lao đại lý mà để bên giao và bên nhận đại lý thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng. Về chi phí kinh doanh định mức quy định là chi phí lưu thông xăng dầu bình quân để tính giá cơ sở (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế và đã bao gồm chi phí dành cho tổng đại lý, đại lý), VINPA cho rằng cần xem xét lại chi phí bình quân giữa các vùng trong cả nước.

Lý do là vì có doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn cả nước, có doanh nghiệp kinh doanh ở địa bàn hẹp hơn. Do đó nên quy định rõ chi phí bình quân là chi phí tại vùng 1. Còn vùng 2 các doanh nghiệp được cộng thêm 2% so với chi phí bình quân tại vùng 1.

Dệt may xuất khẩu vẫn loay hoay với nút thắt nguyên phụ liệu

Trang 2, số 296, báo Đại Biểu Nhân Dân có bài viết “Dệt may xuất khẩu vẫn loay hoay với nút thắt nguyên phụ liệu”. Bài báo thông tin, dự kiến cả năm 2014, ngành Dệt may Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013. Thế nhưng toàn Ngành hiện mới chỉ chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu ở trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đã được đặt ra trong những năm qua, nhưng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn.

Dệt may là một trong số ít các ngành của nước ta có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác, nên được Chính phủ xác định là một trong những ưu tiên tại bàn đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Để hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu của các nước này, sản phẩm phải đáp ứng điều kiện về xuất xứ theo các điều khoản của hiệp định như quy tắc bắt đầu từ sợi hoặc quy tắc bắt đầu từ vải, v.v… Thế nhưng, ngoại trừ Vinatex và một số ít doanh nghiệp có lực để đầu tư vào sản xuất sợi, dệt và vải, phần lớn vẫn đang chờ chính sách chung của Nhà nước cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có dệt may, mà khâu thiết yếu nhất là xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp FDI với ưu thế vượt trội về nguồn vốn, công nghệ, đang triển khai các dự án đầu tư lớn vào sản xuất nguyên phụ liệu và may mặc để đón đầu cơ hội ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sắp ký kết. Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, dệt may Việt Nam sẽ xuất khẩu “hộ” các doanh nghiệp FDI.

Việt Nam được ca ngợi trong nỗ lực cho TPP

là khẳng định được đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn điện tử ngày 22/10. Theo đó, đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman hết lời ca ngợi cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 22/10 tại Hà Nội sau hai ngày gặp gỡ các đối tác tại Việt Nam, ông Froman nói: “Trong hai ngày qua tôi gặp các Bộ, ngành và đối tác. Kết quả lớn nhất là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam sớm kết thúc đàm phán với các đối tác”.

Hỏi về khả năng ký kết TPP, ông nói: “Tôi rất lạc quan. Chúng ta đang ở giai đoạn gần kết thúc đàm phán với tất cả các đối tác tham gia TPP, được kỳ vọng là một hiệp định thương mại toàn diện và chiến lược nhất từ trước đến nay". Ông Froman cho biết, một trong những mục đích chuyến đi của ông là thu hẹp các khoảng cách tồn tại giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó có các vấn đề về bản chào tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và lao động.

Ông khẳng định, TPP sẽ giúp đẩy mạnh kinh tế Việt Nam lên tầm cao mới. “Trong các quốc gia đàm phán TPP, Việt Nam được hưởng lợi nhất, tăng trưởng xuất khẩu lên 30%, tăng trưởng tăng 25% (so với không vào TPP)”, ông Froman khẳng định.

Tìm cách bình ổn giá cuối năm

là nội dung được báo Đại Đoàn Kết điện tử đưa ra ngày 25/10. Dù còn hơn 2 tháng nữa mới mới đến Tết Dương lịch, thế nhưng hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại tại TPHCM chuẩn bị chuỗi cung ứng hàng hóa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân vào giai đoạn cao điểm.

 

Theo bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại TPHCM (ITPC), hiện đã có khoảng 130 đơn vị, nhà vườn đăng ký cung ứng, kết nối kinh doanh với đại diện các siêu thị, chợ truyền thống, cũng như trung tâm thương mại trên địa bàn thông qua Hội chợ Nông nghiệp công nghệ và công nghiệp thực phẩm đang được tổ chức tại TPHCM.

Đáng chú ý, ngoài các "đại gia” trên thị trường bán lẻ (CoopMart, Big C, Metro Cash & Cary Vietnam, Lotte...) thì thời điểm này nhiều tiểu thương chợ truyền thống tại TPHCM cũng đã tính đến cách nhập hàng thông qua việc ký kết thu mua với các nhà vườn tại Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, v.v... Thực phẩm hàng hóa phục vụ cho dịp nghỉ lễ cuối năm đã được TPHCM chủ động chuẩn bị từ bây giờ, cho thấy khả năng bình ổn của thị trường khá cao.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website