Điểm báo MOIT tuần từ ngày 17/8 đến ngày 23/8/2015
Công ty cũng phối hợp chặt chẽ với PV Oil khu vực miền Trung để pha trộn E5 đáp ứng thị trường, đặc biệt tập trung cho 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng, đã triển khai rất thành công trong khoảng 1 năm qua. Bởi sản phẩm này đang khẳng định tính hiệu quả, thân thiện môi trường và tính kinh tế cho người tiêu dùng. Hiện xăng E5 RON92 chất lượng bằng, thậm chí còn tốt hơn xăng khoáng RON 92 nhưng giá thì thấp hơn ít nhất 330 đồng/lít. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa làm quen và tiêu thụ rộng rãi.
Ông Đinh Văn Ngọc cũng cho biết thêm, trước nhu cầu và dự báo của thị trường xăng E5 RON 92 sẽ bùng nổ ở phạm vi các tỉnh, thành phố lớn và cũng để thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ về triển khai thị trường xăng E5, chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và không lo ngại về thiếu nguyên liệu ethanol cung cấp để pha trộn xăng E5, thậm chí còn dư thừa và đáp ứng được yêu cầu trong nhiều năm tới, trước khi thị trường xăng E5 RON92 - RON95 phổ biến toàn quốc.
Sản xuất thép 7 tháng tăng mạnh
Là thông tin được đưa ra trên báo điện tử ngày 18/8/2015. Theo đó, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố, trong tháng 7/2015, giá các loại nguyên liệu để sản xuất thép tiếp tục xu hướng giảm, đặc biệt giá giao dịch thép phế liệu, phôi thép tuần cuối tháng 7/2015 giảm sâu so với hồi cuối tháng trước.
Cụ thể, giá thép phế liệu giảm 45USD/tấn so với giá cuối tháng 6/2015. Giá phôi nhập khẩu giảm 30 USD - 35 USD/tấn xuống mức 305 USD - 320 USD/tấn trong tháng 7/2015. Sản xuất thép xây dựng của các thành viên hiệp hội thép tháng 7/2015 đạt 612.884 tấn, tăng 4,59% so với tháng trước và tăng 51,48% so với cùng kỳ 2014.
Sản xuất thép xây dựng tháng 7 cao hơn so với mức bình quân từ đầu 2015 cho đến nay và ở mức 514.000 tấn thép/tháng. Sản lượng bình quân tháng trong năm 2014 là 429.000 tấn. Tính trong 7 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thép của các thành viên hiệp hội thép đạt 3.646.205 tấn, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2014. Trong khi đó, tổng mức bán hàng đạt 3.577.163 tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Tìm đầu ra cho xuất khẩu nông sản
Trang 4, số 230, báo Đại biểu Nhân dân ra ngày 18/8 có bài viết đáng chú ý: “Tìm đầu ra cho xuất khẩu nông sản”. Theo đó, hàng loạt nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2015 như gạo, cà phê, thủy sản, v.v... Một lần nữa, việc giải bài toán xuất khẩu nông sản lại được đặt ra, đòi hỏi những giải pháp và chiến lược lâu dài.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 6,93 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm giảm 35,8% về khối lượng và 35,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với mặt hàng gạo, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, xuất khẩu nhóm hàng nông sản giảm trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Theo ông Trần Tuấn Anh, năm 2014, nhóm hàng này đạt đến ngưỡng xuất khẩu, vì thế đầu năm 2015, sản lượng xuất khẩu khó có thể tăng thêm được, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu ở các thị trường chính như châu Âu, hay Mỹ đều có sự sụt giảm đáng kể. Cân đối cung cầu và nông sản nói chung có hiện tượng dư thừa về nguồn cung, những áp lực cạnh tranh mạnh, v.v...
Trước thực tế đó, để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, ngoài các giải pháp cụ thể Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra như rà soát lại các chuỗi giá trị đối với những sản phẩm có thị trường; mở rộng sản xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, v.v… Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp triển khai đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài, từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản trong những tháng còn lại của năm 2015 và các năm tiếp theo, trong đó chú trọng các giải pháp về quy hoạch, phát triển sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm; các giải pháp về thông tin, xúc tiến thương mại, tận dụng các cơ hội thị trường; các giải pháp liên quan đến đàm phán mở rộng và tháo gỡ các rào cản thị trường.
Từ 15h, giá xăng giảm tiếp 768 đồng/lít
Bản tin thời sự 19h, VTV1, Đài truyền hình Việt Nam ngày 19/8 đưa tin: . Theo đó, thông tin điều hành giá xăng dầu của Liên Nạp Tiền 188bet - Tài chính cho biết, kể từ 15h ngày 19/8, giá xăng RON 92 và xăng E5 chính thức giảm giá 768 đồng/lít.
Với mức giảm giá trên, giá xăng RON 92 sẽ không cao hơn mức 18.536 đồng/lít, xăng E5 không cao hơn 18.041 đồng/lít. Cũng theo quyết định của Liên Bộ, giá dầu Diesel 0,05S giảm tiếp 441 đồng/lít, dầu hỏa giảm 703 đồng/lít và dầu mazut giảm 736 đồng/kg.
Theo Liên Bộ, sẽ giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như hiện hành. Đây là lần điều chỉnh giá xăng dầu lần thứ 14 trong năm; trong đó, giá xăng đã có 4 lần tăng mạnh và 7 lần giảm giá nhẹ. Với mức giảm lần này, hiện giá xăng chỉ còn cao hơn khoảng 650 đồng/lít so với đầu năm, trong khi giá dầu diesel đã thấp hơn khoảng 3.560 đồng/lít.
Liên Bộ cho biết, hiện bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới từ ngày 4/8 đến hết ngày 18/8 là 65,694 USD/thùng xăng RON 92; 58,484 USD/thùng dầu diesel…, giảm khoảng 4 USD/thùng so với kỳ điều chỉnh trước đó.
FTA Việt Nam – EAEU: Để doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội
Là thông tin được đăng tải trên báo điện tử ngày 19/8/2015. Theo đó, khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (FTA Việt Nam – EAEU) có hiệu lực sẽ có khoảng 90% số dòng thuế được xóa bỏ. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU sẽ tăng khoảng 18-20%/năm.
Ông Dương Hoàng Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – Nạp Tiền 188bet cho biết: Sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa. Bởi Liên minh kinh tế Á – Âu là một thị trường lớn với hơn 180 triệu dân. Đặc biệt ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các ngành thủy sản, dệt may, da giày… sẽ được cắt giảm thuế ngay tới gần 90%, trong đó có những dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn.
Theo quy định của Liên minh kinh tế Á – Âu, DN được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu thì họ sẽ chấp nhận DN ấy. Nhưng thực tế DN Việt vẫn chưa được chấp nhận vì phía Liên minh Á - Âu chưa coi hệ thống kiểm tra của chúng ta ngang bằng với họ. Tiến tới các nước này sẽ kiểm tra xem hệ thống kiểm dịch của chúng ta có ngang bằng không và khi có kết luận mọi thứ sẽ rõ ràng, thuận lợi hơn đối với các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đối với một số ngành khác, đặc biệt là thép để nắm bắt cơ hội xuất khẩu lớn này, các DN cần có nhận thức cũng như sự hiểu biết sâu sắc đối với thị trường, các quy định về thuế quan, v.v… Bên cạnh đó là việc các DN phải tự nỗ lực, cố gắng hết mình, cần có những biện pháp đổi mới công nghệ để cho ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, mở rộng quy mô, nâng cao tính cạnh tranh.