Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 12/9 đến ngày 18/9/2016

Trong tuần từ ngày 12/9 đến ngày 18/9/2016, nhiều sự kiện nổi bật của ngành Công Thương đã được các cơ quan thông tấn, báo chí phản ánh đầy đủ, thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và người dân. Các bài viết đáng chú ý đó là:
, với mức thuế hiện tại, nhiều khả năng tôm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh vào Mỹ, khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tôm trong nước.

 

Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 10 thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Mức thuế được đưa ra lần này cao gấp 5 lần so với lần thứ 9 trước đó và cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa để vào thị trường Mỹ đang dần khép lại với nhiều doanh nghiệp tôm của Việt Nam.

Theo đó, mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ áp cho các lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu vào thị trường này giai đoạn từ 1/2/2014- 31/1/2015 của các bị đơn bắt buộc và tự nguyên là 4,87%. Trong đợt tính thuế lần này, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba để so sánh về giá. Trong khi đây là quốc gia không có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, dẫn đến mức thuế chống bán phá giá tăng cao.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ từ đầu năm đến nay đạt hơn 364 triệu USD, tăng trên 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có thể khó duy trì tới đây trước việc tăng thuế chống bán phá lần này của Bộ Thương mại Mỹ. Trả lời phỏng vấn trưa nay của Truyền hình Việt Nam, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam khẳng định, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ đưa ra Tòa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ để phản đối kết quả này, vì Việt Nam không bán phá giá tôm đông lạnh.

 

Doanh nghiệp da giày chinh phục thị trường "nội"

Báo Hà Nội mới, thứ tư, ngày 14/9/2016 có bài viết xoay quanh câu chuyện

 

Hiệu quả từ Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã giúp các doanh nghiệp (DN) da giày nhận thức rõ, thị trường “nội” luôn là đối trọng để DN giữ ổn định sản xuất trong bối cảnh xuất khẩu có biến động. Tuy nhiên, để DN có đủ lực chinh phục thị trường “nội” rất cần sự vào cuộc tích cực của các ngành liên quan.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, CVĐ đã giúp DN Ngành Da giày có thêm phương thức hiệu quả để tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu nhằm điều chỉnh chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước. Việc xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng giày dép “Made in Vietnam”, giày Việt Nam xuất khẩu trên các tuyến phố của Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác là minh chứng cho sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm giày dép Việt.

Với mức tiêu thụ giày dép khoảng 180 triệu đôi/năm (trung bình 2 đôi/người/năm), theo ông Trần Thế Linh, Tổng giám đốc Công ty Giày Viễn Thịnh (TP Hồ Chí Minh), tiềm năng của thị trường “nội” còn rất lớn. Tuy nhiên, để đứng vững ở thị trường trong nước không phải dễ, vì ngoài việc phải đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng, chế độ bảo hành, DN còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ hàng ngoại nhập, hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, dù có tiềm lực nhưng không phải DN nào cũng dám đầu tư cho thị trường “nội”.

Để giải quyết những tồn tại hiện có, các DN da giày kiến nghị Chính phủ sớm hỗ trợ một khu công nghiệp tập trung, đồng bộ hệ thống xử lý nước thải chuyên ngành nhằm giảm chi phí sản xuất cho DN. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất trong nước, cũng cần có cơ chế thu hút DN nước ngoài, khuyến khích các DN liên kết và chuyển giao công nghệ, hình thành mạng lưới liên kết cung ứng sản phẩm, dịch vụ giữa các DN, tập đoàn lớn với DN nhỏ và vừa theo chuỗi cung ứng thích ứng, v.v… Hơn nữa, trong khi các hiệp định như EVFTA, TPP vẫn đang chờ thực thi, DN mong muốn Chính phủ sớm hoàn thiện các hành lang pháp lý, cụ thể hóa các chính sách để thu hút DN trong và ngoài nước đầu tư phát triển Ngành Da giày.

 

Cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Nga hưởng ứng hội chợ hàng Hà Nội tại Moscow

Chuyên mục "Chuyển động kinh doanh", Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14/9 cho biết, .

 

Theo giới thiệu từ bài viết, đại diện chính quyền thành phố Moscow, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam - Nga vừa tham dự Lễ khai trương hội chợ tuần lễ hàng Hà Nội tại Moscow 2016. Đồng thời, giới thiệu quảng bá du lịch và giao thương kết nối doanh nghiệp Hà Nội - Moscow.

Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, chia sẻ trong thời gian tới, chắc chắn kim ngạch song phương giữa Việt Nam và Nga sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiệp định FTA có hiệu lực sẽ có đến 90% dòng thuế giữa hai bên được cắt giảm về 0%, trong đó khoảng gần 60% dòng thuế cắt giảm ngay về 0%, những lợi thế do hiệp định mang lại cùng với việc tổ chức nhiều những hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức sự kiện giới thiệu hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam đến với người tiêu dùng Nga, sẽ góp phần lớn trong việc tạo ra các mối giao thương giữa các doanh nghiệp với nhau, củng cố những mối quan hệ đã sẵn có, qua đó, thúc đẩy thương mại giữa hai nước”.

Hội chợ vừa khai mạc đã thu hút đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Nga đến tham quan mua sắm tạo nên không khí rộn ràng, náo nhiệt. Trong tổng số 95 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hội chợ có 52 doanh nghiệp tham gia hội chợ trong thời gian từ 9/9 đến 18/9 và có 43 doanh nghiệp đã thuê mặt bằng kinh doanh lâu dài, ký gửi hàng hoá bán hàng.

Ngay tại buổi lễ khai mạc hội chợ, đông đảo doanh nghiệp, người tiêu dùng Nga đã gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam và tham quan mua sắm những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đưa đến hội chợ.

 

Bán thương hiệu quốc gia: Chọn nội hay ngoại?

Là một bài viết khá sâu sắc của tác giả Lương Dũng bàn về "cuộc chiến" của các doanh nghiệp "nội", "ngoại" trong cuộc chiến nhằm thâu tóm thị trường nội địa. đăng trên Báo điện tử Vietnamnet ngày 16/9/2016.

 

Theo đó, bán doanh nghiệp (DN) cho đối tác ngoại, thu hút đầu tư hay thoái vốn DN nhà nước có thể thu được nhiều hơn so với bán cho DN trong nước nhưng về dài hạn, khi các nhà đầu tư nước ngoài đã chi phối thị trường thì nền kinh tế sẽ dần phụ thuộc vào ngoại lực.

Thực tế, rất nhiều DN nước ngoài vào Việt Nam, đường hoàng nhận các ưu đãi khủng mà các doanh nghiệp trong nước mơ ước nhưng thực tế đóng góp cho ngân sách và nền kinh tế không hề xứng tầm. Ngay cả các đại gia ngoại báo lãi thì thực đóng góp cho kinh tế rất thấp.

Rõ ràng với chủ trương đấu thầu quốc tế, DN Việt khó mà “đấu” lại được DN ngoại. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần có biện pháp pháp lý để giữ các thương hiệu quốc gia này sau khi bán vốn nhà nước. Có điều, với những chiêu trò thâu tóm hợp pháp của các đại gia ngoại thì những bài học của Huda beer, Tribico, Dạ Lan… nhiều khả năng lặp lại.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng để tránh tình trạng trên cần có phương án ưu tiên DN nội đủ tiềm lực tham gia vào các lĩnh vực quan trọng khi nhà nước thoái vốn và kiềm chế các DN ngoại tiếp cận sâu, nếu không có lúc chúng ta sẽ phải tự hỏi: Một khi sản xuất và tiêu dùng trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài thì đất nước có gì?.

Theo tác giả, đã đến lúc Chính phủ cần tạo cơ hội cho DN Việt được tham gia quá trình cổ phần hoá các DNNN ở tâm thế “chủ nhà” chủ động và được hậu thuẫn như đang ưu ái DN nước ngoài. Và điều này, không chỉ đem lại lợi ích cho các thương hiệu được thoái vốn mà còn có giá trị cộng hưởng cho cả nền sản xuất nội địa, gia tăng nội lực , củng cố sức mạnh cho nền kinh tế.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website