Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ 3/3 - 9/3/2014

Ngành Công Thương với nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước luôn dành được sự quan tâm của các cơ quan báo chí, truyền thông. Trong tuần từ 3/3 - 9/3/2014 đã có những bài viết nổi bật trên các báo như:

Để "hàng Việt vì người Việt"

Trên trang 10, báo Kinh doanh tiếp thị, số ra ngày 03/3/2014 có bài viết đáng chú ý "Để hàng Việt vì người Việt". Bài viết khá sâu sắc khi chỉ ra những mặt phải, mặt trái của hàng Việt, đồng thời mạnh dạn đề xuất những giải pháp cần thiết để hàng Việt thực sự "vì người Việt".

Tác giả bài báo đã dẫn ra những số liệu đáng mừng: hiện nay đã có 71% người tiêu dùng tin tường vào hàng Việt Nam chất lượng cao. Số liệu nghiên cứu của Công ty Nielsen về xu hướng tiêu dùng năm 2011 cho thấy, có đến 90% người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ lựa chọn hàng Việt, 83% người tiêu dùng tại Hà Nội sử dụng và hài lòng với sản phẩm Việt. 80% người ưa chuộng hàng dệt may, da giày; trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng nhóm hàng thực phẩm, rau quả, v. v.

Bài viết đã khách quan chỉ ra đằng sau những tín hiệu đáng mừng đó có những khoảng trống mà các nhà quản lý và doanh nghiệp cần lấp đầy. Điểm yếu muôn thưở của hàng Việt là: mẫu mã chưa phong phú, chủng loại chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu ngày càng khắt khe, phong phú và luôn thay đổi của người tiêu dùng, khó cạnh tranh với hàng cùng loại nhập khẩu. Bên cạnh đó, những vấn đề không nhỏ ảnh hưởng tới sức hút của hàng Việt là: chưa có nhiều sản phẩm có giá trị tăng cao được sản xuất tại Việt Nam và cũng ít thương hiệu Việt Nam được khẳng định trên thị trường thế giới; hệ thống phân phối còn lỏng lẻo; mối liên kết giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, v.v...

Theo tác giả, để "hàng Việt vì người Việt" cần khá nhiều giải pháp. Ngoài việc khắc phục những hạn chế, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động, tích cực đưa hàng về khu vực nông thôn, khu vực đông dân cư; các siêu thị, trung tâm thương mại cần ưu tiên bán hàng Việt Nam thay vì lợi dung tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng; quảng cáo hàng hóa Việt trên các phương tiện truyền thông cần bảo đảm tính chính xác, chất lượng cao; bản thân nhà sản xuất, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, khẳng định thương hiệu hàng Việt Nam của mình. Tác giả tin tưởng nếu những điều trên thực hiện tốt thì người Việt dùng hàng Việt sẽ ngày càng nhiều và coi hàng Việt là sự lựa chọn đầu tiên của mình khi mua sắm.

Xuất khẩu tôm - cơ hội và thách thức

Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu tôm là nội dung chính của bài viết được đăng trên trang 6, báo Tin tức cuối tuần, tuần 06/3-12/3/2014.

Bài báo mở đầu với những tín hiệu lạc quan từ ngành tôm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), một trong những yếu tố thành công của ngành tôm năm 2013 là nguồn cung tôm trên thế giới giảm do dịch bệnh tôm chết sớm. Thêm vào đó, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu nhập khẩu tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được kết quả trên 3 tỷ USD từ xuất khẩu tôm. Năm nay, cùng với In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ, Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn thứ 3 trên thế giới. Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, EU, Nhật Bản tăng mạnh trong những năm gần dây.

Bên cạnh những tín hiệu lạc quan kể trên, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã chỉ ra thực tế cho rằng tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các thị trường chính vẫn chưa thực sự thoát khỏi suy thoái. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hải sản cho chế biến cùng với sự sụt giảm chất lượng nguyên liệu xuất khẩu vẫn là thách thức đối với ngành thủy sản. Theo các chuyên gia đầu ngành, để có hướng đi đúng cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm trong năm 2014, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cần xác định nên phát triển tôm sú hay tôm chân trắng; người nuôi cần kiểm soát tốt dịch bệnh và chủ động được con giống sạch bệnh và có chất lượng; giải quyết được nạn bơm chích Agar đang bùng phát trong tôm nguyên liệu, v. v.

Xi măng thoát hiểm nhờ xuất khẩu

Chuyên mục Thương trường, báo điện tử Đầu tư chứng khoán, ngày 06/3/2014 có liên quan đến ngành xi măng với cú hích thoát hiểm nhờ xuất khẩu. Theo đó, sự kiện Tập đoàn Xi măng The Vissai (Ninh Bình) khánh thành Nhà máy Xi măng The Vissai Hà Nam (công suất 3.000 tấn clinker/ngày) mới đây được xem như một cam kết cho việc chọn hướng kinh doanh xi măng, mà xuất xuất khẩu là kênh tiêu thụ chủ lực.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Hội đồng Thành viên The Vissai cho biết, Tập đoàn đang tự chủ trong hoạt động điều hành sản xuất và kinh doanh tiêu thụ xi măng, trong đó xuất khẩu là kênh tiêu thụ tương đương về sản lượng so với tiêu thụ nội địa. Theo ông, nhờ duy trì kênh xuất khẩu trong những năm qua, các doanh nghiệp xi măng trong nước nói chung và The Vissai nói riêng đã duy trì được sản xuất, giảm áp lực dư thừa trong nước, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, thu được ngoại tệ, có dòng tiền trả nợ gốc và lãi vay, tạo cơ sở để các nhà máy đều hoạt động ổn định.

Theo bài báo, năm 2013, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), đơn vị chiếm 38% thị phần xi măng cả nước, cũng có một năm xuất khẩu khá thành công, với 2,3 triệu tấn bao gồm cả xi măng và clinker, nâng tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 21.608 triệu tấn, tăng 7,8% so với năm 2012. Theo ông Lương Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vicem: "Mục tiêu của doanh nghiệp vẫn là hiệu quả và với thực tế ngành xi măng hiện nay, xuất khẩu đang là giải pháp mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Xuất khẩu sẽ giúp giảm áp lực tồn kho xi măng trong nước và thu được ngoại tệ. Giá xuất clinker của Việt Nam hiện khoảng 38-39 USD/tấn (tương đương 800.000 đồng/tấn), trong khi giá xi măng xuất khẩu khoảng 55 USD/tấn (tương đương 1,1 - 1,2 triệu đồng/tấn), với mức giá xuất khẩu này, Vicem đảm bảo bù được chi phí sản xuất, lãi vay và các chi phí khác".

206 điểm bán hàng "vì quyền người tiêu dùng" trên địa bàn Hà Nội

Hưởng ứng ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới (15/3),  ngày 06/3, Sở Công Thương Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ Mít tinh và khai mạc chương trình “Hành động vì quyền người tiêu dùng” năm 2014 tại Siêu thị điện máy HC, Long Biên, Hà Nội. Báo Hà Nội mới online đã đưa đáng chú ý này ngay sau khi Chương trình được khai mạc. Đây là năm thứ tư Chương trình được triển khai trên quy mô lớn.

Theo đó, số điểm bán hàng của sự kiện Tháng hành động vì người tiêu dùng diễn ra từ 01-31/3/2014 lên tới 206 điểm, tăng 50% so với năm 2013. Trong đó doanh nghiệp sản xuất chiếm tới 92 điểm bán hàng (45%), tăng gấp 10 lần so với năm 2013. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các sản phẩm thương hiệu Việt khi các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang chú trọng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Sửu cho biết: Tháng “Hành động vì quyền người tiêu dùng” có thể coi là động thái thiết thực kích cầu tiêu dùng sau Tết được nhiều doanh nghiệp chờ đón. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chung tay vì người tiêu dùng, mang đến quyền lợi trực tiếp và thiết thực nhất cho người tiêu dùng thông qua các chương trình bán hàng và chăm sóc khách hàng của từng doanh nghiệp”. Ông Phan Tiến Bình – Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hà Nội cho biết thêm: Bên cạnh việc cam kết đưa ra thị trường những mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất còn tăng cường thông tin về cách thức phân biệt sản phẩm thật, giả cho người tiêu dùng nắm rõ. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như của chính doanh nghiệp mình”.

Hàng Việt xuất sang EU sẽ tăng 30-40% nhờ Hiệp định FTA

Nhận định trên được đưa ra tại cuộc Hội thảo chuyên đề do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức ngày 7/3, tại Hà Nội, nhằm đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.

Viết về này, chuyên mục Kinh tế, báo điện tử VOV, ngày 08/3/2014, đã dẫn lại  lời ông Jean-Jacques Buoflet, Trưởng Ban Kinh tế - Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ, nhờ đó đẩy mạnh năng suất và tăng đầu ra cho nhiều ngành sản xuất. Đây là một trong những kết luận của nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với Việt Nam trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đầu tư. 

Thêm nữa, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cũng góp phần bảo vệ tốt hơn các nhà đầu tư của hai bên. Sau khi Hiệp định được ký kết, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từ các nước EU và các quốc gia đối tác khác vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng lên. Đáng chú ý là qua đây các nhà đầu tư sẽ thực sự coi Việt Nam như cứ địa sản xuất để xuất khẩu sang EU và tất cả các nước đối tác thương mại của Việt Nam theo các FTA.

Tác giả bài báo cho biết: hiện tại, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã qua 6 vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), kể từ tháng 6/2012. Qua đó, Việt Nam và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ ký kết Hiệp định FTA vào tháng 9/2014. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, Hiệp định đem lại những lợi ích bền vững cho cả 2 bên, trong đó phần lợi ích của Việt Nam là trội hơn. Riêng việc cắt giảm thuế quan sẽ làm tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU lên khoảng 30 – 40%, cao hơn mức tăng xuất khẩu trong trường hợp không có Hiệp định. Các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ FTA bao gồm dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… 

 


Tin nổi bật

Liên kết website