Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ 21/4 – 27/4/2014

Tuần qua, bức tranh về kinh tế được hiển hiện sinh động trên báo chí. Qua đó, không chỉ độc giả trong nước mà bạn bè quốc tế còn nhìn nhận về một Việt Nam đa chiều hơn, với những nỗ lực không ngừng để hòa nhập cùng xu thế chung. Trong tuần từ 21/4 - 27/4/2014, nhiều bài viết đáng chú ý về ngành Công Thương đã được báo chí đề cập đến như:

 

Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Quốc Khánh nhìn nhận, các hiệp định thương mại tự do (FTA) kiểu mới, nếu được đàm phán phù hợp, sẽ góp phần tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực thi.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đưa ra thông số: “Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam đã tham gia 8 hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), trong đó có 6 FTA khu vực (ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc - Niu Di-lân, ASEAN - Ấn Độ) và 2 FTA song phương (VJEPA với Nhật Bản và FTA Việt Nam - Chi-lê) với phạm vi và mức độ tự do hóa khác nhau. Theo thống kê, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác FTA đều tăng cao sau khi có FTA.

Trước đây, các FTA chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hàng hóa, có bổ sung một chút dịch vụ và đầu tư. Nay, các nước có xu hướng đàm phán, ký kết các FTA có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các lĩnh vực phi truyền thống như: môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ... Đồng thời, mức độ cam kết cũng sâu hơn, như phải xóa bỏ gần như 100% thuế nhập khẩu, trong đó trên 90% là xóa bỏ ngay, xóa bỏ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho hàng đã qua sử dụng, v.v... Đây là các FTA thế hệ mới.

“Các FTA kiểu này thường tác động lớn hơn đến thể chế. Vì vậy, nếu được đàm phán phù hợp, các FTA này sẽ góp phần tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực thi”- bài báo đưa ra dự đoán của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh.

Các dự án điện cơ bản đảm bảo tiến độ

là nhan đề đăng trên Báo Chính phủ điện tử 23/4.

 
Tác giả bài báo cho biết: “Báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện quốc gia, EVN cho biết về các dự án nguồn, trong năm 2014, Tập đoàn đảm bảo kế hoạch đưa một loạt dự án vào phát điện hoặc thử nghiệm đưa vào vận hành, gồm: Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Nghi Sơn 1, Hải Phòng 2; khởi công dự án Thái Bình 1, Vĩnh Tân 4, đảm bảo tiến độ các dự án đang triển khai như Ô Môn 1, Duyên Hải 3, Mông Dương 1, Lai Châu.v.v…

Các nhà máy nhiệt điện do Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản làm chủ đầu tư cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ. Nhà máy Cẩm Phả 2 và Mạo Khê đã đưa vào vận hành ổn định; Cẩm Phả 3 nâng quy mô và đẩy sớm tiến độ vào vận hành từ năm 2019; Quỳnh Lập 1 đang đề nghị đưa vào vận hành từ 2020.

Trong năm 2013, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia đã khởi công 37 công trình lưới điện 500, 220, 110 kV; hoàn thành đóng điện 39 công trình lưới điện từ 110-500 kV với tổng dung lượng trạm biến áp tăng thêm 5.088 mVA; tổng chiều dài đường dây xây mới và cải tạo nâng cấp đạt 885 km.

Ngoài ra, tác giả bài báo cũng cho biết: “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho ý kiến chỉ đạo về việc triển khai thị trường điện cạnh tranh, các mốc tiến độ trong lập dự án, huy động vốn, nhiên liệu, các công trình hạ tầng của các dự án; về chủ trương triển khai các dự án BOT điện, các dự án lưới phục vụ truyền tải điện khu vực cũng như từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam, đồng thời giải quyết các kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách để các dự án hoàn thành đúng tiến độ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định 2414/QĐ-TTg”.

Vướng mắc trong thực hiện quy hoạch phát triển ngành Than

Báo Công An Nhân Dân Online 21/4, có bài viết “”. Bài viết ngắn gọn nhưng tác giả đã đưa ra thông tin: Mới đây Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị Thủ tướng giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện Quy hoạch 60 (Quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, tầm nhìn 2030).

 
Nói về những khó khăn cụ thể, đại diện lãnh đạo Vinacomin cho biết: Thăm dò triển khai chậm, lý do là các giấy phép cấp chậm. Thủ tướng đã có chỉ đạo Nạp Tiền 188bet phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường giải quyết để sớm triển khai các dự án. Vinacomin cho rằng than có đặc thù là một trong 3 trụ cột của an ninh năng lượng, hơn 50% lượng điện theo quy hoạch điện VII là điện than, nên phải có chính sách phù hợp hơn để xây dựng mỏ. Khó khăn thứ hai là than bán cho điện thấp hơn giá thành trong nhiều năm, nên tích lũy vốn để đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch hạn chế.

“Mỗi năm ít nhất Vinacomin phải đầu tư 14.000 tỷ, năm nhiều 18.000 - 19.000 tỷ, muốn vay được vốn phải có lãi (2015 là 9.000 tỷ) nhưng tình hình kinh doanh không thể đáp ứng do giá bán than cho điện thấp. Ngoài ra, còn một số vấn đề liên quan khác, đặc biệt là kinh tế suy giảm, sản lượng các mỏ tạm thời phải giảm xuống, sản lượng theo quy hoạch chưa đạt được và sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch của ngành Than với quy hoạch của các địa phương” – tác giả cho hay.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sôi động trở lại

19h ngày 22/4 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam đưa ra tín hiệu vui cho ngành xuất khẩu gạo:  “Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã tăng trở lại và được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới sau khi Việt Nam giành được quyền cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines”.

 
Nguyên nhân là bởi trước đây thương lái Trung Quốc còn chần chừ đợi giá gạo Việt Nam giảm xuống nữa khi chúng ta bước vào thu hoạch rộ, nhưng hiện nay khi lượng lúa Đông Xuân sẽ được dành chủ yếu cung cấp cho Phipippines thì tình thế đã có nhiều thay đổi.

Theo phân tích của một số nhà chuyên môn, yếu tố vị trí địa lý là điều rất quan trọng khiến nguồn cung của Việt Nam có giá cạnh tranh và trở thành ưu tiên lựa chọn số 1 của Trung Quốc. Bởi chỉ tính riêng cước vận chuyển, mỗi tấn gạo của Việt Nam chiếm ưu thế hơn Thái Lan khoảng 10 USD.

Theo thống kê của Nạp Tiền 188bet , Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong quý I năm 2014, chiếm trên 40% sản lượng gạo xuất khẩu.

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ấn tượng

Là nhan đề bài viết đăng trên Theo đó, tính đến hết quý I, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 4,44 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2013 (tương ứng tăng 720,7 triệu USD). Đáng chú ý, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng hai con số.

 

Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU  tiếp tục là 3 đối tác thương mại lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch tăng và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2013 tương ứng là 326 triệu USD và 17,7%; 65,8 triệu  USD và 12,6%; 106 triệu USD và 20,7%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 khu vực thị trường này đạt gần 3,4 tỷ USD, chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Bài viết cũng cho biết thêm: “Theo Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), xuất khẩu dệt may tăng trưởng mạnh là do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thông qua việc ứng dụng công nghệ sản xuất tinh gọn (LEAN)”.

Ngoài ra, sự tăng trưởng mạnh này còn nhờ có sự tác động lớn từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đang tham gia đàm phán và sẽ có hiệu lực hàng loạt trong thời gian tới như TPP, FTA Việt Nam - EU.v.v…

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website