Để ngành công nghiệp hóa dược trở thành ngành mũi nhọn
Ngành hóa dược từ trước đến nay chưa được chú trọng đúng mức
Đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình Hóa dược giai đoạn 2008-2015 và những định hướng hoạt động của Chương trình trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất, Nạp Tiền 188bet cho biết, trong 7 năm thực hiện Chương trình Hóa dược, với số kinh phí gần 200 tỷ đồng, Chương trình đã thực hiện được khoảng 67 đề tài và 20 dự án, tập trung vào nghiên cứu, sản xuất thuốc kháng sinh, tá dược, thực phẩm chức năng, v.v... Các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình Hóa dược trong 07 năm đầu hoạt động đã đạt được một số kết quả nhất định qua các sản phẩm của dự án: dầu gấc, ASAKOYA, methadone hydrochlorid, gừng gió, tá dược, Cebraton, v.v… Về nội dung đào tạo, đã đào tạo được 15 cán bộ. Việc gửi cán bộ đào tạo tại nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế hỗ trợ đào tạo nên chưa đào tạo đủ nhân lực. Đối với nội dung đầu tư chiều sâu, thông qua các đề tài, dự án, Chương trình Hóa dược đã bổ sung các thiết bị nghiên cứu và triển khai pilot cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hóa dược. Tuy nhiên, chưa có được phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược do còn gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn. Chương trình cũng đã hợp tác với nhiều đối tác thuộc các nước trên thế giới. Tuy nhiên chưa có đủ kinh phí để các nội dung hợp tác đi đến kết quả nhất định. Đối với nội dung góp phần xây dựng công nghiệp hóa dược, đã bước đầu đầu tư nhà máy sản xuất sorbitol công suất 30.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất kháng sinh còn gặp khó khăn trong việc tìm đối tác chuyển giao công nghệ.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất báo cáo tại Hội nghị
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thanh cũng thừa nhận còn gặp nhiều khó khăn như đầu tư nguồn lực, nhân lực cho ngành hóa dược từ trước đến nay chưa được chú trọng đúng mức. Để có thể có một công thức thuốc mới, các quốc gia tiên tiến trên thế giới cần có một đội ngũ đông đảo chuyên gia có chuyên môn cao với những thiết bị tiên tiến, hiện đại, tuy nhiên do những hạn chế về tài chính nên ở nước ta nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nghiên cứu hóa dược còn hạn chế. Các cơ sở trong nước đã bắt đầu đào tạo nhân lực cho ngành hóa dược, tuy nhiên ngành hóa dược chưa phát triển nên số sinh viên hóa dược đào tạo ra không được làm việc trong lĩnh vực đã được đào tạo. Đầu tư cho dược liệu (vùng trồng nguyên liệu, cây giống, con giống…). Cho đến nay, Chính phủ đã có các quyết định liên quan đến chính sách, cơ chế phát triển ngành, tuy nhiên nước ta vẫn chưa có vùng trồng dược liệu tập trung, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất. Nguồn nguyên liệu cho tổng hợp hóa học còn nghèo nàn do công nghiệp hóa chất cơ bản, công nghiệp hóa dầu chưa phát triển, nên nguyên liệu đều phải nhập khẩu dẫn đến giá thành cao và khó chủ động. Khó khăn trong việc cạnh tranh với nước ngoài, đặc biệt là với Trung Quốc và Ấn Độ; Các nhà sản xuất hóa dược và dược phẩm phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Các nước đi trước trong ngành hóa dược đã sản xuất các sản phẩm với giá thành và chi phí thấp, đã hết thời gian khấu hao thiết bị đầu tư, sẵn sàng cạnh tranh với các sản phẩm nội địa của Việt Nam. Vì thế, các nhà sản xuất trong nước có tâm lý sản xuất những mặt hàng thông thường, chi phí thấp, hiệu quả không cao nhưng an toàn hơn khi sản xuất các nguyên liệu hóa dược đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, công nghệ cao, thiết bị tiên tiến. Vướng mắc về thủ tục như một số quy định còn chưa thông thoáng nên gây khá nhiều khó khăn cho việc triển khai kết quả nghiên cứu, ví dụ như: yêu cầu đối với việc cấp số đăng ký nguyên liệu thuốc, yêu cầu GMP cho cơ sở sản xuất nguyên liệu thuốc, yêu cầu điều kiện sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thuốc, v.v... Tỷ lệ dành cho công tác nghiên cứu còn thấp: Các cơ sở sản xuất dược/hóa dược của Việt Nam nói chung còn nhỏ về quy mô sản phẩm, về doanh thu nên không đủ tiềm lực dành cho công tác R-D (nghiên cứu triển khai), v.v...
Do đó, ông Nguyễn Văn Thanh kiến nghị trong giai đoạn tới sẽ tăng cường phát triển ngành hóa chất cơ bản, ngành hóa dầu, vì hóa chất cơ bản là nguyên liệu của ngành công nghiệp hóa dược. Bên cạnh đó cần có các chính sách nhất quán và đồng bộ trong việc triển khai tạo vùng trồng và chế biến dược liệu; Có chính sách ưu đãi thuốc sản xuất từ nguồn nguyên liệu hóa dược trong nước, ưu tiên sử dụng thuốc mua từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế, các thuốc sử dụng nguyên liệu hóa dược sản xuất trong nước. Kiến nghị Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Nạp Tiền 188bet trong việc đưa ra các nội dung đặt hàng về khoa học và công nghệ của Chương trình Hóa dược. Về đào tạo, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực hóa dược trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Văn Thanh cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng đối tượng đào tạo, do số lượng ứng viên đáp ứng được tiêu chí hưởng lương từ ngân sách Nhà nước không nhiều, dẫn đến việc khó lựa chọn ứng viên xuất sắc cho Chương trình.
Để Chương trình tiếp tục phát huy hơn nữa cũng như thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia nhằm tạo ra được các sản phẩm có giá trị thực tiễn cao, thay thế được sản phẩm nhập khẩu, nâng cao được tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước, ông Nguyễn Quý Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Dược Việt Nam mong muốn Chương trình Hoá dược cần tập trung, tăng cường đầu tư chiều sâu vào Phòng thí nghiệm trọng điểm có trang bị các dây chuyền nghiên cứu qui mô pilot và sản xuất công nghiệp (chiết xuất, phản ứng …) để có điều kiện cho các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Đây là điều kiện để các nhà khoa học tiếp tục các giai đoạn nghiên cứu tiếp sau thay vì dừng lại ở qui mô phòng thí nghiệm như hiện nay. Trang bị các thiết bị, qui trình nghiên cứu hiện đại để rút ngắn các quá trình nghiên cứu nhằm theo kịp trình độ nghiên cứu hiện đại trên thế giới. Tăng cường nguồn vốn của Chương trình để đầu tư đào tạo cán bộ chuyên sâu về hoá dược ở trên đại học và chuyên sâu về nghiên cứu hoá được để làm chủ công nghệ nghiên cứu tiên tiến và có chính sách phù hợp để sử dụng đội ngũ chuyên môn này sau khi đào tạo. Xây dựng các chính sách ưu tiên nhất quán từ Trung ương tới Bộ, ngành, địa phương, làm cơ sở cho tổ chức nghiên cứu cũng như việc áp dụng kết quả nghiên cứu cũng như trong sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường (ưu tiên về đất đai, vốn, thuế, thử nghiệm lâm sàng, đăng ký sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, v.v…). Đây là điều doanh nghiệp quan ngại sâu sắc vì khi thực thi mỗi Bộ, ngành áp dụng khác nhau, hoặc nơi làm nơi không làm, nên rủi ro doanh nghiệp hứng chịu và làm nản lòng doanh nghiệp. Ông Nguyễn Qúy Sơn cũng đề nghị cần nghiên cứu phân bổ kinh phí hợp lý cho các đề tài, dự án, không nên giới hạn trần kinh phí nếu sản phẩm có tiềm năng trở thành sản phẩm có qui mô và thị trường lớn; Bổ sung kinh phí hợp tác với nước ngoài để giúp Chương trình định hướng nghiên cứu phù hợp với xu hướng của thế giới.
Đại diện của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam thuộc Tập đoàn Hóa chất tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, đại diện của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam thuộc Tập đoàn Hóa chất cũng chia sẻ, trong giai đoạn 2008 - 2015, các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong các lĩnh vực tá dược và vitamin thuộc khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung nguồn lực, đầu tư có trọng điểm nhằm áp dụng một cách hiệu quả các kết quả nghiên cứu trong việc thực hiện lộ trình đã được đề xuất trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều ý kiến tham gia đóng góp tại Hội nghị sơ kết cũng cho rằng, cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và phải có chính sách nhất quán trong xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến dược liệu. Một điểm khác quan trọng không kém là cần có các quy định thông thoáng hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển hóa dược, v.v...
Hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, thực hiện Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 về việc phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2020”, trong giai đoạn 2008-2015, Ban Điều hành liên ngành Chương trình Hóa dược đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Văn phòng Hóa dược thực hiện, bám sát các mục tiêu của Quyết định và đạt được một số kết quả nhất định. Một số sản phẩm của đề tài, dự án thuộc Chương trình Hóa dược đã đi vào cuộc sống, hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đáp ứng mục tiêu của Chương trình Hóa dược. Thông qua triển khai các đề tài/dự án, Chương trình Hóa dược đã lựa chọn và tổ chức thực hiện các đề tài khoa học công nghệ/các dự án phát triển sản phẩm phù hợp với mục tiêu của Chương trình, đồng thời xây dựng và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực hoá dược, góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hoá dược để chủ động sản xuất và cung cấp nguyên liệu hoá dược phục vụ phát triển ngành công nghiệp bào chế thuốc trong nước và thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Thứ trưởng nhận định, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu đã đặt ra đến năm 2020 tại Quyết định số 61/QĐ-TTg, một số mục tiêu cần có nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng mong muốn, để ngành công nghiệp hóa dược trở thành ngành mũi nhọn phải có giải pháp về khuôn khổ pháp lý thuận lợi. Do đó, trong thời gian tới Thứ trưởng đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình Hóa dược phải rà soát lại các quy trình, thủ tục để sửa đổi, đơn giản hóa thiết thực theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho những đề án có các sản phẩm tiềm năng có thể triển khai đi vào sản xuất để đưa ra thị trường.
Thứ trưởng cũng đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình Hóa dược nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định về công nghiệp hóa dược để trên cơ sở đó có cơ sở pháp lý cao hơn không chỉ hỗ trợ cho Chương trình Hóa dược này mà quan trọng hợn là cho cả ngành hóa dược phát triển. Để hỗ trợ cho ngành hóa dược phát triển đối với Luật Dược sắp tới ban hành phải triển khai thêm nhiều Nghị định trong đó có nội dung về hóa dược. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nạp Tiền 188bet với các Bộ, ngành khác, đặc biệt là với Bộ Y tế để xây dựng, ban hành các quy định pháp luật liên quan đến GMP, đăng ký thuốc, v.v... Nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo để tham mưu giúp việc cho Ban Điều hành Chương trình Hóa dược triển khai tốt công việc của mình để đạt được mục tiêu đặt ra trong Quyết định số 61/QĐ-TTg. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế để trên cơ sở đó có thể tổ chức các chuyến công tác thăm các cơ sở sản xuất hóa dược các nước trên thế giới, tổ chức các chương trình Hội nghị, Hội thảo trong nước để trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm.
Thứ trưởng cho biết thêm, sản phẩm sau khi nghiên cứu muốn ra thị trường nhanh thì phải qua doanh nghiệp. Không phải các doanh nghiệp không biết đến Chương trình này, mà vì sự hỗ trợ cho doanh nghiệp còn quá ít so với mong đợi, chưa kể các thủ tục, quy trình còn phức tạp. Do đó, theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Ban chỉ đạo Chương trình Hóa dược cần có biện pháp đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào Chương trình như đặt phòng thí nghiệm ở doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thử nghiệm sản phẩm mới, giúp doanh nghiệp có động cơ chế tạo sản phẩm nhanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tham gia tích cực hơn nữa vào các đề tài, dự án trong Chương trình. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng cho biết, ngay trong thời gian tới, Ban chỉ đạo cũng sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát việc hoàn thành phòng thí nghiệm quốc gia về hóa dược, để xem khó khăn ở đâu, giải quyết và đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó là tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật về phát triển hóa dược; Đề xuất xây dựng Nghị định về hỗ trợ phát triển ngành hóa dược, để có cơ sở pháp lý cao hơn cho ngành, v.v…