Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Có thể ngăn chặn tận gốc thuốc lá lậu

Tham dự Toạ đàm trực tuyến về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với chủ đề “Cuộc chiến tổng lực vì thị trường lành mạnh” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện, ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nhận định: “chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn tận gốc thuốc lá lậu”.

 

Càng chống càng tăng

Việt Nam hiện là thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu lớn thứ 2 trong số 11 quốc gia châu Á được khảo sát. Năm 2014, từ các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh 50% thì buôn lậu thuốc lá tăng mạnh cả về số lượng, chủng loại và địa bàn. Năm 2005: 9,9 tỷ điếu. Đến 2013 đã lên tới 17 tỷ điếu nhập lậu, chiếm 20% thị phần. 10 tháng đầu năm 2014, theo số liệu khảo sát của AC NIELSEN, thuốc lá lậu đã tăng lên 30-40%, chiếm 25,3% thị phần. Đi kèm với đó là chủng loại ngày càng phong phú. Trước đây chủ yếu là Jet và Hero ở tầm giá cao, thì nay đã có rất nhiều loại thuốc lá giá rẻ nhập lậu: League, Luxury, Cambo, Ram, Rainson (giá từ 2.700 đồng – 4.000 đồng/bao), Mine, Gem (4000đ), Golden Deer (9000đ), Pin, Jun (9500đ) Elephant, v.v… Hiện thị trường cả nước đã xuất hiện trên 100 sản phẩm thuốc lá điếu ngoại nhập lậu. Về địa bàn, trước đây thuốc lậu chủ yếu tập trung ở các tỉnh biên giới Tây Nam bộ và TPHCM, nay đã lan ra toàn quốc, ở đâu cũng mua được thuốc lá lậu. Đánh giá nguyên nhân của tình trạng này, ông Vũ Văn Cường đưa ra các phân tích: Hiện nay, thuốc lá lậu là mục tiêu của buôn lậu do lợi nhuận cao gấp 30 lần buôn thuốc sản xuất trong nước. Thuốc lá là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 65%, lại gọn nhẹ, dễ vận chuyển nên buôn lậu trốn thuế thuốc lá lợi nhuận cao nhất và dễ nhất. Do trốn thuế (Thuế TTĐB 65%, VAT 10%,…) nên thuốc lá lậu được bán rẻ hơn thuốc lá sản xuất trong nước nhiều lần. Người tiêu dùng Việt Nam do thu nhập thấp cộng thêm với tình hình kinh tế khó khăn sẽ quay sang hút thuốc lá lậu. Thêm vào đó, do nước ta có đường biên giới dài, nhiều đường mòn lối mở, cư dân vùng biên giới thời gian nhàn rỗi nhiều, càng khiến họ dễ chọn buôn lậu để kiếm sống. Tâm lý người tiêu dùng thích Thuốc lá lậu vì không có cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh. Các lực lượng chức năng mỏng, trang bị hạn chế, chưa có sự phối hợp đồng bộ. Các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt vào cuộc và có hiện tượng bảo kê, bao che.

Theo ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, từ đầu năm đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 4.712 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 14 tỷ đồng, tịch thu hơn 1 triệu bao thuốc lá các loại. Đặc biệt, trong 3 tháng triển khai đợt kiểm tra cao điểm, số vụ xử lý bằng 75% và số thu đạt trên 50% so với 8 tháng năm 2014.

Mặc dù lực lượng quản lý thị trường đã vào cuộc quyết liệt, song hiệu quả của công tác kiểm soát, thu giữ thuốc lá nhập lậu vẫn chưa được như kỳ vọng. Con số bắt giữ mới chỉ chiếm khoảng 1,5% so với tổng số thuốc lá nhập lậu vào thị trường Việt Nam .

Theo đánh giá của ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, tình trạng buôn lậu thuốc lá tràn lan như hiện nay đã gây ra nhiều hệ quả đến ngành sản xuất thuốc lá trong nước nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Năm 2013, thuốc lá nhập lậu gây thất thu ngân sách nhà nước 6.500 tỷ đồng, với tốc độ tăng thuốc lá lậu như hiện nay thì năm 2014 ngân sách nhà nước có thể thất thu hơn 8.000 tỷ đồng. Mất sản lượng nguyên liệu 18.000 tấn/ năm (tương đương diện tích trồng là 10.000 hecta). Mất việc làm của nông dân: 5 triệu công lao động không có việc làm/năm. Mất việc làm của công nhân: 600.000 công lao động/năm.


Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam 

Ngoài tác động tới thất thu ngân sách, thuốc lá lậu còn gây thêm rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế xã hội, công ăn việc làm của người lao động, sức khỏe cộng đồng: Thuốc lá lậu không phải tuân thủ bất kỳ quy định nào về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, An toàn vệ sinh thực phẩm (như lộ trình giảm Tar và Nicotin), không kiểm soát được chất lượng gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng. Kết quả phân tích thuốc lá nhập lậu Jet và Hero của Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá vừa qua cho thấy hai sản phẩm này có sử dụng những chất độc gây nguy hiểm tới tính mạng người sử dụng mà các sản phẩm thuốc lá hợp pháp không có.

Ngành thuốc lá Việt Nam hiện đang kinh doanh trong điều kiện môi trường pháp lý nghiêm ngặt nhất thế giới, vượt trên cả các khuyến nghị chính sách của Công ước khung kiểm soát thuốc lá toàn cầu, rất nhiều nước phát triển hiện nay cũng chưa thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh rất bất bình đẳng giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu. Cụ thể: Quy định kiểm soát và cấp phép toàn diện, cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, áp thuế TTĐB, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Những việc này các nước phát triển làm dần dần và phải mất 30 - 40 năm, còn ở Việt Nam chúng ta tiến hành trong thời gian quá nhanh từ 5 – 10 năm.

Đề xuất giãn thời gian tăng thuế


Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường trao đổi tại Tọa đàm

Trong điều kiện như vừa nêu trên, nếu tăng thuế TTĐB thì chỉ giảm sản xuất trong nước còn thuốc lá lậu tăng nhiều hơn. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua và hút thuốc lá nhập lậu, vừa rẻ hơn và không in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Kết quả là sản xuất trong nước bị thu hẹp và tổng thu ngân sách giảm chứ không tăng mặc dù tăng thuế suất. Trong khi đó, lượng người hút thuốc vẫn không giảm.

Trước thực tế trên, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã kiến nghị với Quốc hội cần có lộ trình hợp lý tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá. Hiệp hội Thuốc lá hoàn toàn đồng ý với chủ trương tăng thuế để tăng thu ngân sách và giảm người tiêu dùng. Song việc chống buôn lậu phải đi trước một bước. Nếu tăng thuế TTĐB ngay trong giai đoạn này sẽ không đạt được mục tiêu đề ra, mà càng làm tình hình buôn lậu trở nên trầm trọng hơn từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho kinh tế xã hội đất nước. Trên thế giới, nhiều nước áp dụng chính sách thuế cao, giá thuốc lá cao để giảm tiêu dùng, song trên thực tế tỷ lệ buôn lậu ở các nước này rất thấp, ý thức người dân không tiêu dùng các sản phẩm nhập lậu. Do vậy để việc tăng thuế đạt được mục tiêu đề ra thì trước hết phải giải quyết triệt để bài toán thuốc lá lậu và sau đó áp dụng một lộ trình tăng thuế dần từng bước.

Để việc tăng thuế TTĐB đạt được mục tiêu đề ra, tăng thu ngân sách nhà nước và giảm tiêu dùng thuốc lá, xét trong bối cạnh hiện tại của ngành thuốc lá và có tính đến tình trạng buôn lậu thuốc lá, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ:

- Tạm thời chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. Trước mắt, đẩy mạnh công tác chống buôn lậu thuốc lá vào thị trường Việt Nam để tăng thu cho ngân sách nhà nước.

- Sau khi đã ngăn chặn được đáng kể lượng thuốc lá nhập lậu, sẽ xem xét tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế. Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam xin kiến nghị lộ trình tăng thuế TTĐB thuốc lá như sau:

- Tăng lên 70% từ năm 2017;

- Tăng lên 75% vào năm 2020.

Cách nào hóa giải tận gốc?

Hiếm có nơi nào như ở Việt Nam, hàng lậu được bán công khai ngoài đường. Hình ảnh các quầy thuốc lá ngoại bày bán la liệt, công khai trên các phố giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội đã không còn xa lạ. Những tụ điểm nổi tiếng, tập trung đông nhất dân buôn thuốc lá lậu trên các con phố như Nguyễn Siêu, Hàng Hành, Bảo Khánh và đoạn giao giữa Lê Thái Tổ với Lương Văn Can. Lực lượng chức năng tăng cường siết chặt quản lý, dân buôn lậu nhanh chóng lui về hoạt động ngầm, với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Không còn bày bán công khai, thay vào đó, được ngụy trang bằng những chiếc ghế nhựa để uống trà đá, có kèm theo vài bao thuốc lá để ngầm ra hiệu với khách. Khách muốn mua thuốc chỉ cần nói yêu cầu, ngay lập tức sẽ có người đi đến nơi khác lấy thuốc. Chính vì vậy, tuy không còn bày bán công khai với số lượng lớn như trước, nhưng hiện nay, trên các tuyến phố tụ điểm, hoạt động mua bán thuốc lá lậu vẫn tiếp tục diễn ra, mặc cho lệnh cấm được ban hành. Không ít người tỏ ra bất lực trước tình trạng “càng chống càng tăng” và e ngại về khả năng xử lý tận gốc rễ vấn nạn này.

Tuy nhiên theo phân tích của Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn tận gốc thuốc lá lậu. Bởi lẽ, đầu vào thuốc lá lậu là tại các cửa khẩu, biên giới (Chủ yếu là biên giới Tây Nam). Đầu ra thuốc lá lậu là các cửa hàng, tủ, quầy bán thuốc các địa phương. Chúng ta phải chống quyết liệt ở cả 2 đầu. Chống ở đầu ra thì dễ hơn nhưng chính quyền các địa phương phải vào cuộc. Chúng ta đã có bài học thực tế việc này vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó thuốc lá lậu giảm hẳn.

Việt Nam có đường biên giới dài, khoảng 3.730 km qua 24 tỉnh, tiếp giáp 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia với nhiều đường mòn và lối mở. Các đối tượng vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu phần lớn là cư dân biên giới. Lực lượng bộ đội biên phòng, hải quan, công an và các lực lượng chức năng tại khu vực biên giới cửa khẩu còn mỏng, thiếu kinh phí và phương tiện trong khi các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi và sử dụng phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị cho lực lượng Bộ đội biên phòng, công an, hải quan tại các cửa khẩu, khu vực biên giới là điểm “nóng” của hoạt động buôn lậu thuốc lá. Việc ngăn chặn thuốc lá lậu tại các cửa khẩu, khu vực biên giới đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chống buôn lậu thuốc lá. Hiệp hội cũng đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép trích 50% Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá để hỗ trợ và trang bị phương tiện cho các lực lượng chức năng làm công tác chống buôn lậu thuốc lá. Vì thuốc lá lậu độc hại nhiều hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn, lại trốn tất cả các loại thuế của nhà nước.

Đánh giá về tác dụng và ý nghĩa của Chị thị số 30/CT-TTg (Chỉ thị 30) của Chính phủ về tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu thuốc lá, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng: Kể từ thời điểm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị 278-CT ngày 3/8/1990; đến nay sau 24 năm lại có một chỉ thị của Chính phủ riêng về tăng cường chống buôn lậu thuốc lá. Điều này đã thể hiện sự quyết tâm to lớn của Chính phủ trong việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá nhập lậu. Theo Chỉ thị 30, công tác chống buôn lậu được tăng cường trên tất cả các mặt trận, với sự phối hợp của các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Thông tin và truyền thông và các địa phương với rất nhiều các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ hành trình của thuốc lá lậu cả đầu ra lẫn đầu vào: từ các tuyến biên giới cả trên bộ và trên biển, đến các cửa khẩu; trong nội địa, từ các hành vi buôn bán vận chuyển thuốc lá lậu với số lượng lớn tại các tuyến biên giới đến các hành vi bán lẻ tại sâu trong nội địa.

Bày tỏ sự kỳ vọng vào tác dụng của Chỉ thị 30, ông Vũ Văn Cường cho hay: “Chúng tôi tin tưởng rằng, tiếp theo việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 389, Chị thị 30 với các biện pháp mạnh, quy định rõ trách nhiệm của các ngành các cấp và các địa phương trong công tác chống buôn lậu sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề đang tồn tại hiện nay; ngăn chặn thuốc lá lậu cả đầu vào và đầu ra sẽ là đòn bẩy, ngăn chặn hiệu quả và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá nhập lậu trong giai đoạn hiện nay”.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website