Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp
Đầu năm 2019, trên thị trường có 30 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động. Trong năm 2019, có 03 doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2019 đến nay, có 12 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động, bao gồm: 05 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận do không đáp ứng điều kiện mới của Nghị định 40/2018/NĐ-CP; 01 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm điều cấm của Nghị định 40/2018/NĐ-CP; 02 doanh nghiệp không được gia hạn giấy chứng nhận do không duy trì các điều kiện theo quy định Nghị định 40/2018/NĐ-CP; 02 doanh nghiệp hết hạn giấy chứng nhận và không làm thủ tục gia hạn; và 02 doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt hoạt động.
Tính đến hết tháng 08 năm 2020, số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp chỉ còn 21 doanh nghiệp, giảm 30% so cuối năm 2018.
Theo số liệu báo cáo của 24 doanh nghiệp, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp năm 2019 là 1.105.003 người, giảm 159.401 người (khoảng 12%) so với cuối năm 2018. Trong đó, số lượng người có phát sinh doanh thu, hoa hồng chiếm khoảng 50%.
Mặc dù số lượng người tham gia bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp giảm nhưng tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2019 của các doanh nghiệp đạt khoảng 12.575 tỷ đồng, tăng hơn 1.793 tỷ đồng (tăng 16%) so với năm 2018 và tăng 4.247 tỷ đồng (tăng 35%) so với năm 2017.
Theo số liệu của 24 doanh nghiệp, tổng số thuế đã nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2019 đạt hơn 1.661 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chi trả (chiếm 35,77%) và thuế xuất nhập khẩu (chiếm 38,02%).
Một trong các hoạt động đã được chú trọng đó là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp. Ở cấp Trung ương, Cục CT&BVNTD đã phối hợp với các cơ quan liên quan Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã hoàn thành thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp và xử phạt 04 doanh nghiệp với tổng số tiền phạt là 1.810 triệu đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 01 doanh nghiệp. Ở cấp địa phương, tổng số tiền phạt của các cơ quan quản lý tại địa phương là 1.139 triệu đồng.
Ngoài ra, Cục CT&BVNTD phối hợp các cơ quan quản lý liên quan khác đã thực hiện nhiều các biện pháp tuyên truyền, cảnh báo về các hành vi có dấu hiệu hoạt động bán hàng đa cấp trái phép để nâng cao nhận thức đồng thời ngăn ngừa được các thiệt hại không đáng có cho người dân.
Tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Khu vực phía Bắc, Cục CT&BVNTD giới thiệu và công bố một số ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp như sau:
- Công bố dịch vụ công trực tuyến trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp: Theo tinh thần chung về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và Nạp Tiền 188bet , Cục CT&BVNTD đã phối hợp Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thiết kế và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính: Cấp và Sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: //banhangdacap.dvctt.mwld.net/
- Giới thiệu trang thông tin điện tử quản lý bán hàng đa cấp (mới nâng cấp): Với nhiều chức năng và ứng dụng mới, www.bhdc.vcca.mwld.net có thể hỗ trợ cung cấp các thông số liệu cập nhật, minh bạch, đầy đủ về lĩnh vực bán hàng đa cấp, giúp tăng cường trao đổi thông tin, tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới các địa phương qua đó nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
- Công bố ứng dụng iMLM: Là ứng dụng của Cục CT&BVNTD nhằm hỗ trợ cung cấp và tiếp nhận thông tin về quản lý lĩnh vực bán hàng đa cấp tại Việt Nam một cách cập nhật và tiện lợi nhất. Ứng dụng iMLM hiện đang phát triển trên nền tảng iOS và sẽ được Cục CT&BVNTD xuất bản trong thời gian tới.