Chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ
Toàn cảnh Hội thảo |
Địa phương đóng vai trò then chốt trong công tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị, các địa phương trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) để mang về những kết quả trong thời gian qua. Đặc biệt, đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, từ khi có sự vào cuộc của Ban chỉ đạo 389, nộp ngân sách của mặt hàng này đã tăng lên 1500 tỷ đồng, doanh thu của doanh nghiệp (DN) đối với mặt hàng này cũng tăng lên đáng kể.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc tại Hội thảo |
Tuy nhiên Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT vẫn diễn ra tràn lan, nhức nhối, phức tạp và tinh vi, chính vì vậy cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các địa phương - đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, chúng ta cần làm rõ vai trò DN trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm. “Cần phải quan tâm xem DN đã ý thức và đầu tư đúng mức độ vào công tác chống hàng giả, quyền xâm phạm SHTT hay chưa? DN đã đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác chống hàng giả? Sự phối hợp với các đơn vị thực thi đã thực sự hiệu quả? Đó là những vấn đề cần bàn tới” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh
Ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Nạp Tiền 188bet phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Nạp Tiền 188bet cho biết, trong năm 2015, lực lượng QLTT đã kiểm tra trên 38.000 vụ, phát hiện trên 25.000 vụ vi phạm, xử phạt trên 68 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 536 tỷ đồng.
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng nhìn chung công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng. Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn.
Nguyên nhân được nhận định là do các phương thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi. Đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng, trà trộn với các khu dân cư, các làng nghề, vùng nông thôn, các khu công nghiệp nên rất khó phát hiện. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính, một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho lực lượng thực thi. Nhiều cơ quan thực thi có thẩm quyền xử lý hàng giả, xâm phạm quyền xử lý hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, tuy nhiên sự phân công chưa hợp lý dẫn đến chức năng nhiệm vụ chồng chéo. Một số DN, chủ thể quyền bị xâm phạm chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng. Ý thức cộng đồng về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT còn nhiều hạn chế. Nguồn lực kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực của QLTT phục vụ công tác kiểm tra,kiểm soát chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT còn hạn chế.
07 vụ vi phạm, khởi tố 01 vụ
Theo ông Hoàng Văn Trực, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an, hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm SHTT len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, gây nên nhiều vấn đề bức xúc. Mặc dù đã có những hiệu quả mang lại trong công tác đấu tranh tuy nhiên mức độ chưa cao, chưa toàn diện chưa vững chắc và chưa triệt để.
Ông Hoàng Văn Trực, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Bộ Công An |
Ông Hoàng Văn Trực cũng nhấn mạnh thêm, hiện nay cứ 07 vụ phát hiện thì chỉ có 01 vụ khởi tố. Để khởi tố điều tra tuy tố là cực kỳ khó khăn. Có quá nhiều văn bản hướng dẫn nhưng lại chồng chéo, nên khi muốn khởi tố phải trích dẫn rất nhiều văn bản.
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế kiến nghị, đối với các Bộ, ngành, với trách nhiệm của mình trước nhân dân hãy vào cuộc từ việc xây dựng VBQLPL hướng dẫn chi tiết cho các đơn vị chức năng khác để không mất nhiều thời gian vào việc phân biệt, xử lý và chuyển xử lý các vụ việc sang các đơn vị chuyên trách.Thứ hai, trong thời gian tới hy vọng mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng thực thi sẽ tốt hơn.
“Đối với các DN, hãy chủ động tự bảo vệ mình, bằng cách khai báo, để các cơ quan nắm được về các loại hàng hóa của DN bị các đơn vị khác giả nhãn hiệu, thương hiệu” - Ông Hoàng Văn Trực nhấn mạnh.
“DN phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì đất nước mới phát triển”
Nhấn mạnh thêm về tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT trong giai đoạn hiện nay, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch VATAP khẳng định, tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nếu nói có nhiều vấn đề đặt ra về vi phạm pháp luật, văn bản pháp luật không đồng bộ, chồng chéo lên nhau là hoàn toàn chuẩn xác. DN phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì đất nước mới phát triển được.
Chính vì vậy, ông Lê Thế Bảo mong muốn các DN phối hợp với các đơn vị thực thi chống lại vấn nạn hàng giả hàng nhái, xây dựng thương hiệu cho DN. Các DN cũng nên ủng hộ các lực lượng thực thi trong vấn đề này. “Cuộc đấu tranh này nếu không có lực lượng quản lý thị trường thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hàng giả sẽ tràn vào gấp mấy lần hiện nay. Tuy nhiên, các lực lượng thực thi cần chống cho được hiện tượng tiêu cực. Hiệp hội mong rằng các lực lượng thực thi cần trao lòng tin cho DN thì cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thắng lợi” - Ông Lê Thế Bảo nhấn mạnh.
Theo ông Đào Trọng Thà, Trưởng ban Chống gian lận thương mại, Hiệp hội Gas Việt Nam, đối với mặt hàng gas, vấn đề nổi cộm đó là tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau, thậm chí có những đơn vị, cá nhân đã mài chữ nổi trên vỏ chai của các hãng khác, cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình, tung ra trên thị trường đã trở thành bất cập, làm thiệt hại cho nhà kinh doanh gas chân chính, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, Nhà nước thất thu thuế và đặc biệt nó là những mầm mống gây ra những vụ tại nạn, cháy nổ, gây bất bình trong dư luận, xã hội.
Công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh gas thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, góp phần ổn định thị trường. Tuy nhiên, việc xử lý các vỏ bình gas bị các lực lượng chức năng tịch thu, xử lý là khác nhau, có vụ việc xử lý hình sự, có vụ việc sau khi xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, vỏ bình tiếp tục được đem ra xử lý bằng cách trả lại cho đối tượng vi phạm, bán đấu giá, trả lại cho chủ sở hữu hoặc đem đi tiêu hủy. Việc xử lý đó đã hạn chế hiệu quả, hiệu lực của pháp luật trong hoạt động kinh doanh gas.
Để thị trường gas hoạt động lành mạnh, đẩy lùi vấn nạn sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, vi phạm SHTT trên thị trường về mặt hàng gas, Hiệp hội Gas Việt Nam kiến nghị cần có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để các cơ quan chức năng hiểu và áp dụng văn bản xử lý thống nhất bình gas bị tịch thu do bị chiếm đoạt, lưu giữ và sử dụng trái pháp luật, tạo bước đột phá trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về hành vi vi phạm nào, mức độ vi phạm bao nhiêu, trong hoạt động sản kinh doanh khí. Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam tham luận tại Hội thảo |
Còn đối với mặt hàng thép, theo ông Nguyễn Đức Hiệp, Ủy viên HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam, hàng nhái thương hiệu được thể hiện dưới hình thức đặt sản xuất ở những cơ sở sản xuất kém chất lượng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng thấp hơn, giá thành sản xuất thấp hơn, rồi in nhãn mác thương hiệu các đơn vị Tổng công ty, bán trà trộn ra thị trường với giá thấp hơn từ 20 – 30%. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, giảm sản lượng tiêu thụ, giảm thị phần, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, gây nghi ngờ cho người tiêu dùng, thiệt hại về kinh tế, thương hiệu.
Để ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt nạn hàng giả, Tổng công ty Thép Việt Nam tuân thủ nghiêm các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm và sở hữu trí tuệ. Không ngừng duy trì và phát triển hệ thống phân phối, khách hàng truyền thống. Đối với cơ quan quản lý, có các cơ chế xử phạt đủ mạnh để có tính răn đe, ngăn chặn các hành vi là hàng giả, hàng nhái. Chỉ định một cơ quan đầu mối có đủ chức năng, quyền hạn giải quyết khi phát hiện và xử lý vi phạm về hàng giả, hàng nhái, để doanh nghiệp khi phát hiện ra vụ việc hàng giả, hàng nhái chỉ cần báo với cơ quan này.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT và đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn nạn này.
Trong thời gian qua, công tác chống hàng giả hàng nhái đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, DN, các cơ quan thông tấn báo chí đều nhận định vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT hiện nay hết sức nhức nhối, với thủ đoạn tinh vi. Chính vì vậy cần đề ra giải pháp phù hợp trong thời gian tới. Theo Thứ trưởng, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và vi phạm SHTT hiện nay có bốn vấn đề cần quan tâm.
Thứ nhất, các VB QPPL còn nhiều bất cập, chồng chéo, nhiều VB đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe chính vì vậy Chính phủ đã hết sức cố gắng như ngày 8/3/2016 Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Quản lý thị trường, như vậy sau 59 năm hoạt động lực lượng quản lý thị trường đã có 1 văn bản luật quy định sự tồn tại công nhận quyền hạn trách nhiệm quyền lợi cua ngành quản lý thị trường.
Vấn đề thứ hai, sự phối kết hợp giữa các lực lượng. Trong thời gian qua, sự phối hợp giữa các đơn vị mặc dù đã có cố gắng nhưng còn có nhiều vấn đề cần khắc phục và làm tốt hơn nữa. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thì các văn bản mới có ban hành cũng khó đạt kết quả cao.
Vấn đề thứ ba là vai trò của DN cũng như Hiệp hội trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT. DN phải bảo vệ quyền lợi của chính mình, bảo vệ quyền lợi của NTD, của nhân dân cũng như sự nghiêm minh của pháp luật. Việc các cơ quan, Bộ, ngành, các DN và nhân dân cùng vào cuộc để đấu tranh là hết sức quan trọng. DN phải xác định sự quyết tâm và đầu tư cả về kinh phí và nguồn lực thì mới mang lại kết quả.
Cuối cùng, Thứ trưởng nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác đấu tranh chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT. “Nếu thiếu các cơ quan này không thể tạo ra hiệu quả công tác” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.