Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cán cân thương mại của Việt Nam đạt được thặng dư sau 20 năm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 12 đạt 20,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu đạt 10,36 tỷ USD, tăng 0,1% và nhập khẩu là 9,86 tỷ USD, giảm 1%.

Cán cân thương mại hàng hoá tháng 12 thặng dư gần 500 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% và nhập khẩu là 113,79 tỷ USD, tăng 6,6%.

Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm qua là 124 tỷ USD, tăng 28,2% và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu đạt 64,05 tỷ USD, tăng 33,8% và nhập khẩu là 59,94 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình xuất khẩu một số nhóm hàng chính trong năm 2012 như sau:

Điện thoại các loại & linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm 2012 lên 12,72 tỷ USD, tăng 98,8% so với năm 2011. Các đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong năm qua là EU với 5,66 tỷ USD, tăng 93% so với năm 2011 và chiếm 44,5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ gần 1,5 tỷ USD, tăng gấp 3 lần; Nga: 771 triệu USD, tăng 43,8%; Hồng Kông: 530 triệu USD, giảm 19,8%….

Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2012 đạt kim ngạch lên đến 15,09 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2011. Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong năm 2012. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Giày dép các loại: Tính đến hết năm 2012, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 7,26 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2012; hàng chủ yếu được xuất sang các thị trường như EU đạt 2,65 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm 2011; Hoa Kỳ đạt 2,24 tỷ USD, tăng 17,6%; Nhật Bản đạt 328 triệu USD, tăng 31,9%; Trung Quốc đạt 301 triệu USD, tăng 19,1%….

Thủy sản: kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 lên 6,09 tỷ USD giảm 0,3% so với năm 2011. Đối tác dẫn đầu nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2012 là Hoa Kỳ với 1,17 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2011, tiếp theo là EU: 1,13 tỷ USD, giảm 16,7%; Nhật Bản: 1,08 tỷ USD, tăng 6,8% và Hàn Quốc đạt 510 triệu USD, tăng 4%…

Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính đến hết năm 2012, lượng xuất khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 3,67 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2011. Trong năm nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với hơn 2 triệu tấn, tăng gấp gần 6 lần năm trước và chiếm 26% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Tiếp theo là Philippin: 1,1 triệu tấn, tăng 14,2%; In đô nê xi a: 930 nghìn tấn, giảm 50,6%; Ma lai xi a: 765 nghìn tấn, tăng 44,2%; Bờ Biển Nga: 480 nghìn tấn, tăng 64,4%..

Hạt điều: Lượng hạt điều xuất khẩu cả năm đạt 221 nghìn tấn, tăng 24,7% và trị giá là 1,47 tỷ USD, giảm 0,2% so với năm 2011. Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ điều của Việt Nam, đạt 61 nghìn tấn, tăng 26,8% và chiếm gần 1/3 lượng điều xuất khẩu.

Cao su: Do đơn giá bình quân cao su xuất khẩu năm 2012 giảm tới 29,4% so với năm 2011 nên dù lượng tăng cao (đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 25,3%) nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 chỉ đạt đạt 2,86 tỷ USD, giảm 11,6% so với năm trước. Các đối tác chính nhập khẩu cao su trong năm 2012 là Trung Quốc: 493 nghìn tấn, giảm 1,8% so với năm 2011; tiếp theo là Malaixia: 200 nghìn tấn, tăng gấp 2,5 lần; Ấn Độ: 72 nghìn tấn, tăng 166%….

Tình hình nhập khẩu một số nhóm hàng chính trong năm 2012 như sau:

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là 16,04 tỷ USD tăng 3,2% so với năm 2011, trong đó khối các doanh nghiệp FDI đạt 8,57 tỷ USD, tăng 30% và khối các doanh nghiệp trong nước đạt 7,47 tỷ USD, giảm 14,6%. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 5,19 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với năm 2011; Nhật Bản: 3,37 tỷ USD, tăng 20,4%; EU: 2,05 tỷ USD, giảm 15,2%; Hàn Quốc: 1,74 tỷ USD; tăng 38,9%...

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này năm 2012 có kim ngạch là 13,1 tỷ USD, tăng 67% về số tương đối và tăng 5,26 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2011. Khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gần 11,58 tỷ USD, tăng 78% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 1,53 tỷ USD, tăng 4,1%. Các đối tác Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc: gần 3,34 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2011; Hàn Quốc: 3,29 tỷ USD, tăng mạnh 71,4%; Nhật Bản: 1,69 tỷ USD, tăng 47,0%...

Điện thoại các loại và linh kiện: Cả nước năm 2012 nhập khẩu 5,04 tỷ USD, tăng 85,3% so với năm 2011; hàng nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 3,43 tỷ USD, tăng 96,4% so với năm 2011 và chiếm 68% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc: 1,33 tỷ USD, tăng 78,8%; Singapore: 76,4 triệu USD…

Xăng dầu các loại: Tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước năm 2012 là 9,2 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2011 với trị giá gần 8,96 tỷ USD, giảm 9,3%. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng này từ các thị trường: Singapore: 3,78 triệu tấn, giảm 14% so với năm 2011; Đài Loan: 1,29 triệu tấn, giảm 7,4%; Trung Quốc: 1,25 triệu tấn, giảm 5,3%…

Nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2012 đạt gần 12,49 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2011, trong đó nhập khẩu vải là 7,04 tỷ USD, tăng 4,6%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 3,16 tỷ USD, tăng 7,1%; xơ sợi dệt là gần 1,41 tỷ USD, giảm 8,4% và bông là hơn 877 triệu USD, giảm 16,7%. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2012 là: Trung Quốc: 4,38 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2011; Hàn Quốc: 2,21 tỷ USD, tăng 4,7%; Đài Loan: 1,92 tỷ USD, giảm 4,6%...

Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD với tỷ lệ nhập siêu/ xuất khẩu là -0,7% (trong khi năm 2011 nhập siêu 9,84 tỷ USD). Xuất nhập khẩu năm 2012 đạt được kết quả như vậy là do có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cũng như sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp cả nước. 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website