Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành Công nghiệp: Cần phải có mục tiêu rõ ràng

Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) vào ngành Công nghiệp ở Việt Nam đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy mạnh sản xuất công nghiệp phát triển, tăng hàm lượng giá trị gia tăng, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động và mở rộng thị trường trong nước và tăng trưởng xuất khẩu.

Thực trạng đầu tư nước ngoài trong một số ngành công nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2012 đạt 12,2 tỷ USD (bằng 78,6% cùng kỳ năm trước) với 980 dự án được cấp phép mới (7,3 tỷ USD), 406 lượt dự án đăng ký bổ sung được cấp phép từ các năm trước (4,9 tỷ USD); trong đó đầu tư vào một số ngành công nghiệp có vốn đầu tư lớn như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo... đạt 8,5 tỷ USD, chiếm 69,8% tổng vốn đăng ký.

Khu vực ĐTNN đang chiếm hầu hết sản lượng một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, ô tô, xe máy, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, điện tử); 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống… Nhiều ngành công nghiệp quan trọng (điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, may mặc, giày dép) đã được hình thành và phát triển thông qua thu hút vốn FDI. Một số địa phương có nhiều dự án ĐTNN trong khu vực chế tạo phải kể đến là Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, khu vực ĐTNN chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ở các địa phương này.

Với việc tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã giải quyết việc làm và cải thiện nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp ĐTNN đã tạo hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp, bằng khoảng 22% tổng số lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam; trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng; đồng thời, góp phần du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến của các nước.

Thời gian qua, có nhiều dự án FDI lớn đầu tư vào một số ngành như Công nghiệp Điện tử, mang lại những kỳ vọng lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử của Việt Nam. Trong đó có các dự án: Nhà máy Sản xuất điện thoại di động, trị giá 302 triệu USD của Nokia, công suất 45 triệu sản phẩm/quý, tạo việc làm cho 10.000 lao động được khởi công vào ngày 23/4/2012 tại Khu công nghiệp - Đô thị VSIP Bắc Ninh; Dự án Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang, sản xuất các loại màn hình cảm ứng cho điện thoại di động, với tổng số vốn đăng ký 250 triệu USD, giải quyết việc làm cho 7.000 lao động đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. Ngoài ra, một số dự án khác đã được đầu tư trước đó vào Việt Nam như Dự án sản xuất chipset, vốn đầu tư giai đoạn I là 300 triệu USD và tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của Intel; Dự án 670 triệu USD và dự kiến nâng lên 1,5 tỷ USD của Samsung; các dự án của Compal, Foxconn... Khi các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới cùng đứng chân ở Việt Nam, sẽ tạo thêm lực hút kéo các nhà đầu tư vệ tinh tới, góp phần tăng cường xuất khẩu. Năm 2011, chỉ riêng Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung đã xuất khẩu tới 5,8 tỷ USD, góp phần quan trọng đưa các sản phẩm điện thoại, linh kiện điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn đứng thứ hai của cả nước.

Định hướng thu hút FDI

Nhìn lại thời gian qua, ĐTNN trong các ngành công nghiệp tuy có một số khởi sắc và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng quy mô và hiệu quả đầu tư vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chẳng hạn đầu tư vào ngành Công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, còn có sự chênh lệch về năng lực giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản và Đài Loan... Môi trường đầu tư còn hạn chế và các doanh nghiệp chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chi phí đầu tư nên chưa mặn mà đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Trên cơ sở định hướng, mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, thực tiễn khảo sát và đánh giá khách quan thực trạng tình hình thu hút FDI thời kỳ 2001-2010, xu thế phát triển của FDI thế giới sau khủng hoảng kinh tế với sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)... có 4 định hướng chính cho việc thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới như sau: 1) chất lượng và hiệu quả cao; 2) phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon; 3) có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án; 4) lao động có kỹ năng cao. Từ 4 định hướng chung đó, có thể đặt ra mục tiêu thu hút ĐTNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI: Trong quá trình xem xét, thẩm định dự án, tiêu chí hàng đầu là xem xét sự phù hợp của dự án với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, với quy hoạch của từng ngành, từng địa phương, sau đó mới xem xét các tiêu chí khác như: 1) Dự án đưa lại lợi ích gì cho ngành, cho địa phương (như thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao); 2) Dự án có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cư; và 3) có nên dành cho doanh nghiệp trong nước (nếu các doanh nghiệp này đáp ứng được) để dần hình thành đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh.

Về nguyên tắc, FDI không phải là bắt buộc lựa chọn đối với một quốc gia. Chính phủ các nước có quyền xem xét, lựa chọn dự án và đối tác đầu tư trên cơ sở các tiêu chí do mình đặt ra, song cũng có thể từ chối cấp phép đối với những dự án FDI không bảo đảm các tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với lợi ích cộng đồng. Hoặc các dự án khai thác tài nguyên để xuất khẩu, không sản xuất chế biến để làm gia tăng giá trị sản phẩm. Đặc biệt là các dự án đầu tư sân bay, cảng biển hoặc trồng rừng có liên quan đến an ninh quốc gia ở các vùng biên giới cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi cấp phép. Nhà nước đề ra định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới.

Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon: Tiêu chí này đòi hỏi khắt khe hơn đối với các dự án FDI, vì thực tế đã có hiện tượng một số quốc gia đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, chuyển giao các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các bon; nếu chúng ta không xem xét kỹ, khó lường trước hậu quả tiêu cực xẩy ra.

Định hướng thu hút đầu tư có liên quan đến việc chủ động lựa chọn dự án FDI của các cơ quan nhà nước địa phương. Việc thu hút FDI phải dựa trên lợi ích lâu dài của quốc gia, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào những lời hứa thiếu căn cứ của một số nhà đầu tư. Bởi vì, nếu các nhà đầu tư quốc tế có quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư và quốc gia để thực hiện dự án, thì nước chủ nhà có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho quốc gia và lợi ích của cộng đồng dân cư. Do đó, khi thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ khả năng tài chính để đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ để phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới.

Các cam kết phải được thực hiện nghiêm túc và chỉ sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thực địa, xác nhận đã đủ tiêu chuẩn thì mới được vận hành nhà máy. Đối với các dự án FDI đang hoạt động thì phải có quy định thời hạn phải thay đổi công nghệ để tiết kiệm năng lượng. Do vậy, khi cấp phép các dự án FDI cần đòi hỏi khắt khe công nghệ giảm thiểu phát thải khí các bon, đối với các nhà máy đang hoạt động cần yêu cầu họ có lịch trình cam kết ứng dụng công nghệ mới giảm thiểu phát thải khí các bon. Các tòa nhà do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng phải áp dụng công nghệ mới sử dụng ít năng lượng, tòa nhà xanh, thân thiện với môi trường.

Cũng cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các dự án năng lượng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió, bởi vì suất đầu tư vào những dự án này khá cao, giá thành vượt nhiều lần giá điện thương phẩm hiện nay, do vậy theo kinh nghiệm quốc tế, chỉ khi nào có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước và bằng cơ chế cạnh tranh, thông qua đấu thầu minh bạch thì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới.

Về chuyển giao công nghệ trong FDI, trong tình hình mới, các cam kết về chuyển giao công nghệ cần được coi trọng hơn trong khi thẩm định dự án FDI, bởi vì mặc dù vốn đầu tư vẫn là một mục tiêu quan trọng thu hút FDI, nhưng để có chuyển biến về chất trong quá trình công nghiệp hóa thì công nghệ phải được ưu tiên. Một vấn đề quan trọng trong chuyển giao công nghệ là phải đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao (có trình độ đại học và trên đại học từ 2-3% trên tổng số lao động).

Về lao động có kỹ năng cao: Việc chuyển nhanh từ lợi thế về lao động phổ thông sang lao động có kỹ năng để thích ứng với giai đoạn mới của sự phát triển vừa đạt được đồng thời hai mục tiêu: một là, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là lĩnh vực đòi hỏi ít vốn đầu tư nhưng giải quyết được nhiều lao động; hai là, những ngành cần lao động có kỹ năng như công nghệ và dịch vụ cao thì thu hút FDI với cam kết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật ngang tầm khu vực và tiếp cận tầm quốc tế như Thái Lan đã áp dụng cách làm này rất hiệu quả. Đáng lưu ý nhân lực trong ngành Điện cần phải quan tâm nhiều hơn, nhất là khi Việt nam hợp tác đầu tư xây dưng và vận hành các nhà máy điện nguyên tử hoặc nhân lực trong các ngành CNHT khi phải chế tạo các thiết bị, linh kiện tinh xảo phục vụ cho ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chính xác, v.v...

Với định hướng thu hút FDI vào các ngành sản xuất công nghiệp nêu trên, hy vọng không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, mà còn tạo ra một làn sóng mới về thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong thời gian tới.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website