Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm việc với Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và đồng chủ trì Tọa đàm đối thoại chính sách kinh tế cấp cao Việt Nam - Nhật Bản
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi gặp song phương Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (bộ METI) Hayashi Motoo tại trụ sở Bộ METI vào ngày 25 tháng 5 năm 2016. Tại buổi gặp, Bộ trưởng hai nước hoan nghênh kết quả hợp tác song phương trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa hai Nạp Tiền 188bet Việt Nam và METI Nhật Bản trong việc triển khai kết quả của Kỳ họp lần thứ nhất UBHH Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng vừa được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2016 vừa qua và hỗ trợ xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực do hai Bên phụ trách.
Hai Bộ trưởng tin tưởng rằng, thông qua cơ chế hợp tác này giữa hai Bộ, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực đang diễn ra rất nhanh chóng, Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên và đối tác quan trọng của nhau trong khung khổ các thỏa thuận thương mại tự do như TPP, RCEP... hai Bên có cơ sở vững chắc để hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và dòng đầu tư vào năm 2020 như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đặt ra. Các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đối với ngành ô tô, dệt may và lĩnh vực năng lượng sẽ tiếp tục được quan tâm thúc đẩy trong thời gian tới.
Trong thời gian công tác tại Tokyo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đã có các buổi tiếp và làm việc với các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nước.
Trong khuôn khổ chương trình Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị G7 mở rộng, Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức vào chiều ngày 26 tháng 5 năm 2016 tại Nagoya, tỉnh Aichi. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì buổi tọa đàm và đối thoại với đại diện Hiệp hội, nghiệp đoàn, học giả và khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh hoặc mong muốn đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet đã chia sẻ thông tin về các chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh Hiệp định TPP sau khi có hiệu lực và hệ thống chính sách pháp luật ngày một hoàn thiện sẽ góp phần mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như ô tô và phụ tùng ô tô, dệt may.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Nhật Bản đạt 28,5 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 14,1 tỷ USD, giảm 3,8% và nhập khẩu của Việt Nam đạt 14,4 tỷ USD, tăng 11,1%. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 8,7 tỷ USD giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, giảm 3%, nhập khẩu đạt 4,4 tỷ USD giảm 8,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, phương tiện vận tải phụ tùng, dầu thô, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, hàng thủy sản, v.v… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nhật Bản bao gồm: máy móc thiết bị, máy vi tính và linh kiện, sắt thép, sản phẩm chất dẻo, vải các loại, v.v… |