Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với mặt hàng mắc áo thép (Steel wire hanger) nhập khẩu từ Việt Nam
Một số thông tin liên quan đến vụ kiện như sau:
1. Bên khởi kiện:
M&B Metal Products Company, Inc. (Leeds, AL), Innovative Fabrication LLC/ Indy Hanger (Indianapolis, IN), and US Hanger Company, LLC (Gardena, CA).
2. Sản phẩm bị điều tra: mắc áo thép có mã số (HTSUS) 7323.99.9060, 7323.99.9080, và 7326.20.0020.
3. Lịch trình vụ việc và quyết định cuối cùng của DOC:
Ngày 29 tháng 12 năm 2011, các nguyên đơn đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện lên DOC, cáo buộc các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá mặt hàng mắc áo bằng thép và cáo buộc Chính phủ Việt Nam đã có những khoản trợ cấp dành cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.
Ngày 18 tháng 1 năm 2012, DOC đã chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với mặt hàng mắc áo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngày 29 tháng 5 năm 2012, DOC đã ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống trợ cấp (CVD).
Ngày 26 tháng 7 năm 2012, DOC đã ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (AD).
Ngày 18 tháng 12 năm 2012, DOC công bố quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CVD) và chống bán phá giá đối với mặt hàng nêu trên.
Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nhập khẩu sản phẩm mắc áo từ Việt Nam với trị giá lần lượt là khoảng 19,5 triệu USD, 29 triệu USD và 32 triệu USD trong giai đoạn từ 2009-2011.
Đối với vụ việc chống trợ cấp:
Tại Quyết định này, DOC khẳng định rằng, hai doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đông Nam Á Hamico (Hamico) và Công ty TNHH công nghiệp móc áo Cao Quý (Cao Quý) đều đã nhận được các khoản trợ cấp trái với quy định của WTO từ Chính phủ bao gồm các chương trình đã bị áp thuế sơ bộ: (i) Ưu đãi tiền thuê đất; (ii) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; (iii) Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu; (iv) Ưu đãi cho vay xuất khẩu. DOC đã xác định biên độ trợ cấp với từng bị đơn, cụ thể như sau:
|
Riêng đối với bị đơn Cao Quý, do doanh nghiệp này đã rút lui vụ kiện tại thời điểm thẩm tra nên DOC đã sử dụng “dữ liệu sẵn có bất lợi” (Adverse Fact Available – AFA) để tính toán biên độ trợ cấp nên công ty Cao Quý đã bị áp mức thuế rất cao.
Trong vụ việc chống trợ cấp, DOC kết luận rằng các nhà sản xuất và xuất khẩu được hưởng lợi từ khoản trợ cấp xuất khẩu. Vì vậy, theo quy định pháp luật Hoa Kỳ, DOC sẽ phải điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá có tính đến các khoản trợ cấp xuất khẩu này. Theo thông lệ, DOC sẽ yêu cầu các khoản đặt cọc bằng tiền mặt trong vụ việc chống bán phá giá bằng với biên độ phá giá trừ đi 6.17% (là mức trợ cấp xuất khẩu).
DOC sẽ ra lệnh tiếp tục dừng việc thanh khoản đối với các lô hàng và yêu cầu phải nộp khoản tiền đặt cọc tương đương với mức thuế chống trợ cấp cuối cùng (ròng) nếu Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đưa ra quyết định là có thiệt hại đối với ngành sản xuất mắc áo trong nước.
Đối với vụ việc chống bán phá giá:
Tại Quyết định này, DOC đã xác định mức thuế chống bán phá giá như sau:
|
Do bị đơn TJ Group đã rút lui khỏi cuộc điều tra nên đã được DOC đưa vào danh sách các doanh nghiệp phải chịu thuế suất toàn quốc (cao hơn thuế suất riêng rẽ rất nhiều). Doanh nghiệp bị đơn bắt buộc Hamico cũng không được áp thuế suất riêng dành cho bị đơn bắt buộc do Hamico đã không hoàn thành việc trả lời những bản câu hỏi của DOC, theo đó Hamico cũng phải chịu thuế suất toàn quốc.
Đối với mức thuế suất toàn quốc, DOC đã sử dụng “dữ liệu sẵn có bất lợi” (Adverse Fact Available – AFA) để tính toán biên độ phá giá nên mức thuế rất cao.
Theo kết quả cuối cùng của vụ việc chống bán phá giá, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ thu các khoản đặt cọc bằng tiền mặt bằng với mức biên độ phá giá bình quân gia quyền.
Trường hợp khẩn cấp đặc biệt
Trước đó, DOC đã sơ bộ xác định rằng trong cả 2 vụ việc chống bán phá giá và chống trợ cấp đều có tình trạng khẩn cấp đặc biệt.
+ Đối với vụ việc chống trợ cấp, ngày 6 tháng 12 năm 2012, DOC đã sơ bộ xác định có trường hợp khẩn cấp đặc biệt đối với bị đơn Cao quý và tất cả các doanh nghiệp khác và (ngoại trừ Hamico).
Theo quy định pháp luật, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) tạm dừng thanh khoản những lô hàng sản phẩm bị điều tra mà chưa được thanh khoản nhập khẩu từ Việt Nam (trừ hàng hóa nhập khẩu từ công ty Hamico) sau ngày 06 tháng 3 năm 2012.
+ Đối với vụ việc chống bán phá giá, ngày 20 tháng 8 năm 2012, DOC đã sơ bộ xác định rằng có trường hợp khẩn cấp đặc biệt đối với tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm cả hai doanh nghiệp bị đơn là TJ Group và Hamico và ba doanh nghiệp được hưởng thuế suất riêng rẽ.
Theo quy định pháp luật, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) tạm dừng thanh khoản những lô hàng sản phẩm bị điều tra mà chưa được thanh khoản nhập khẩu từ Việt Nam sau ngày 04 tháng 5 năm 2012.
Một số bước tiếp theo
Dự kiến ngày 31 tháng 1 năm 2013, ITC sẽ ra quyết định cuối cùng về thiệt hại của ngành sản xuất mắc áo trong nước nhằm xác định xem có thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước hay không. Trong trường hợp ITC xác định có thiệt hại, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp dự kiến vào ngày 7 tháng 2 năm 2013.
Trong trường hợp ITC xác định rằng không có thiệt hại thì cả hai vụ việc sẽ được chấm dứt.