Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin thị trường Ấn Độ tháng 9/2021

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính lũy kế trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 8,642 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2020 (kim ngạch 6,083 tỷ USD) và tăng 14,24% so với cùng kỳ năm 2019 (kim ngạch 7,565 tỷ USD).

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ tăng trưởng mạnh

Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 3,954 tỷ USD, tăng 26,69% với cùng kỳ năm 2020 so và giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 4,688 tỷ USD, tăng 58,27% so với 8 tháng đầu năm 2020, và tăng 66,06 % so với 8 tháng đầu năm 2019. Việt Nam thâm hụt 734 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn gồm: điện thoại và linh kiện 821 triệu USD (giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2020); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 548 triệu USD (tăng 1,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 418 triệu USD (tăng 72%); hóa chất 264 triệu (tăng 127%).

Nhóm các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn gồm: sắt thép các loại đạt 751 triệu USD (giảm 9,8% so với cùng kỳ 2020); thức ăn gia súc và nguyên liệu 203 triệu USD (tăng 91,5%); bông 226 triệu USD (tăng 200%); ngô 305 triệu USD (tăng hơn 500 lần so với năm 2020); thủy sản 228 triệu USD (tăng 41,6%).

Kim ngạch Xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ tăng kỷ lục trong các tháng 7 và tháng 8

Xuất khẩu Ấn Độ tháng 7 tăng 49,85% lên 35,43 tỷ USD với tỷ trọng chính thuộc về các ngành xăng dầu, kim loại, đồ trang sức. Nhập khẩu Ấn Độ tăng 63% lên 46,4 tỷ USD trong đó nhập khẩu dầu thô tăng 97,45% lên 12,89 tỷ USD. Thâm hụt thương mại là 10,97 tỷ USD. Trước đó, số liệu xuất khẩu trong quý đầu tiên của năm tài chính 2021-2022 (tháng 4 đến tháng 6/2021) tăng 74,5% lên 130,82 tỷ USD.

Chủ tịch liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) cho biết, xuất khẩu trong tháng 7 của Ấn Độ đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm. Điều này cũng là chỉ dấu cho thấy thương mại toàn cầu đang phục hồi nhanh chóng với lực cầu cao. Với đà tăng trưởng nêu trên, mục tiêu xuất khẩu của Ấn Độ đạt 400 tỷ USD trong năm tài chính 2021-2022 là hoàn toàn khả thi.

Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong tháng 8 đạt 33,14 tỷ USD, tăng 45,17% so với một năm trước và 27,5% so với tháng 8 năm 2019 (trước khi đại dịch Covid 19). Tuy nhiên, vẫn thấp hơn 2,3 tỷ USD so với mức kỷ lục trong tháng 7 (35,43 tỷ USD), cho thấy xuất khẩu Ấn Độ tiếp tục các tín hiệu khả quan.

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8 đã tăng 51,47% so với cùng kỳ năm ngoái lên 47 tỷ USD, cao hơn 18% so với tháng 8 năm 2019. Thâm hụt thương mại tăng 69,15% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mức 13,87 tỷ USD nhưng chỉ cao hơn 0,07% so với trước COVID của năm 2019.

Nguyên nhân chính của nhập khẩu tăng là do nhập khẩu vàng tăng 82,22% so với cùng kỳ từ mức 3,7 tỷ USD lên 6,7 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2021-22, xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ hiện đã đạt 163,67 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 22,9% so với năm 2019. Chính phủ đã đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa trị giá 400 tỷ USD cho năm.

Trong số các nhóm hàng hóa chính, không bao gồm xăng dầu và đá quý và đồ trang sức, hàng kỹ thuật ghi nhận mức tăng mạnh 58,8% lên 9,6 tỷ USD, trong khi sợi bông, vải và các sản phẩm dệt kim tăng 55,6% lên khoảng 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu hàng điện tử tăng 31,5%, đạt 1,15 tỷ USD. Tuy nhiên, lĩnh vực hàng may sẵn sử dụng nhiều việc làm chỉ ghi nhận mức tăng trưởng 14% ở mức 1,23 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ chiếm gần một nửa tổng xuất khẩu gạo thế giới

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể đạt 22 triệu tấn trong năm 2021 (ước tính chiếm khoảng 45% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu), nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của ba nhà xuất khẩu lớn nhất là Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Con số này có thế đạt được nếu Ấn Độ có thể cải thiện năng lực xếp dỡ tại cảng, cho phép vận chuyển tới các thị trường lớn ở châu Phi và châu Á. Năm 2021, bên cạnh những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống, Ấn Độ còn mở rộng xuất khẩu gạo sang các thị trường Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2020 đã tăng 49% so với năm 2019 lên mức kỷ lục 14,7 triệu tấn, khi các lô hàng gạo non-basmati tăng vọt 77% lên mức kỷ lục 9,7 triệu tấn. Theo số liệu từ Bộ Thương mại, Ấn Độ đã xuất khẩu 12,84 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 65% so với một năm trước.

Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của tập đoàn Olam Ấn Độ, ông Nitin Gupta đánh giá, năm 2021, các lô hàng gạo non-basmati có thể tăng gần gấp đôi so với năm 2020 lên 18 triệu tấn, trong khi xuất khẩu gạo basmati cao cấp giữ ổn định ở mức 4 triệu tấn. Xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ chủ yếu đến các nước châu Phi và châu Á, trong khi gạo basmati cao cấp đến Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.

Gạo của Ấn Độ rẻ hơn so với các nguồn cung từ Thái Lan và Việt Nam kể từ tháng 3/2020, bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu đang tăng kỷ lục. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo xuất khẩu gạo toàn cầu là 48,5 triệu tấn trong niên vụ 2021-22.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế tại cảng Kakinada Anchorage, cảng gạo chính của Ấn Độ, đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và chậm trễ kéo dài trong năm 2020, khiến một số người mua phải chuyển đổi nhà cung cấp.

Việc tắc nghẽn tại cảng Kakinada Anchorage, đã dẫn đến thời gian chờ đợi lên đến 4 tuần so với thời gian chờ thông thường khoảng một tuần, làm tăng chi phí cho các chủ hàng và hạn chế xuất khẩu. Nhà xuất khẩu gạo Brahmananda Gudimetla cho biết mặc dù doanh nghiệp đã giảm giá hơn 100 USD/tấn so với các nhà xuất khẩu khác, nhưng phần lớn mức chiết khấu này đã phải bù đắp cho chi phí vận tải liên quan tới sự chậm trễ tại cảng. Để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại cảng Kakinada, từ tháng 2/2021, bang Andhra Pradesh đã cho phép sử dụng một cảng nước sâu liền kề tại Kakinada cho các chuyến hàng gạo, giúp giảm bớt thời gian chờ tàu.

Ông M Muralidhar, Giám đốc điều hành của Kakinada Ltd., cho biết: Mặc dù có thêm cảng vận tải liền kề nhưng tỷ lệ bốc xếp của Kakinada vẫn thua xa các cảng Đông Nam Á do thiếu của cơ sở hạ tầng xử lý gạo chuyên dụng. Fahim Shamsi, chủ một tàu chở gạo cho biết: "Ở Kakinada, mất gần một tháng để xếp khoảng 33.000 tấn gạo, trong khi ở Thái Lan chỉ mất 11 ngày". Bên cạnh đó, căng thẳng tại cảng Kakinda đang có dấu hiệu gia tăng sau khi chi phí vận chuyển gạo bằng container tăng cao, buộc các chủ hàng gạo phải chuyển từ container sang tàu rời. BV Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đánh giá, cảng Kakinada có thể xuất khẩu thêm 2 triệu tấn gạo nếu cơ sở hạ tầng được nâng cấp và quy trình được cơ giới hóa. 

Chi tiết bản tin thị trường Ấn độ tháng 9, xem tại đây

 


Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website