6 tháng đầu năm 2015: Chủ động, phối hợp trong điều hành, bình ổn thị trường
Trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục các dấu hiệu khả quan hơn xét từ góc độ đầu tư, tiêu dùng và sản xuất. Thị trường trong nước tiếp tục tăng trưởng (tổng mức bán lẻ 6 tháng ước tăng trên 9%), sức mua thực có chyển biến tích cực hơn so với năm trước do lạm phát được kiềm chế (tổng mức bán lẻ loại trừ yếu tố tăng giá tăng từ 8-10%, cùng kỳ năm trước từ 5-7%). Thị trường diễn biến theo quy luật thông thường, đặc biệt là các tháng đầu năm 2015 (có tháng Tết Nguyên đán) giá cả khá ổn định. Sự chủ động của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp trong công tác bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường được đánh giá là một trong những yếu tố giúp mặt bằng giá 6 tháng đầu năm 2015 được kiềm chế. Các chỉ tiêu kinh tế đạt được trong quý I và quý II năm 2015 cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. CPI tiếp tục được kiểm soát tốt, 6 tháng đầu năm CPI chỉ tăng dưới 3%.
Có được các kết quả trong thời gian qua, bên cạnh các yếu tố khách quan thuận lợi (như nguồn cung hàng nông sản thực phẩm thuận lợi do thời tiết, dịch bệnh được kiểm soát tốt; giá nhóm hàng năng lượng ở mức thấp...) thì công tác chủ động, phối hợp trong điều hành, bình ổn thị trường cũng được coi là một nhân tố quan trọng trong thành công của diễn biến thị trường.
Các hoạt động nghiêm túc, thiết thực, cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo điều hành; sự phối hợp nhịp nhàng trong điều hành các mặt hàng thiết yếu, trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường; sự đồng hành của các địa phương lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong công tác bình ổn thị trường; công tác theo dõi, giám sát thị trường định kỳ của thành viên tổ, của các địa phương, kể cả trong các giai đoạn nghỉ lễ; công tác công khai minh bạch các thông tin về tình hình thị trường... đã góp phần cho sự ổn định của thị trường trong thời gian vừa qua.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, trong thời gian tới, Tổ Điều hành thị trường trong nước cần phải chú trọng thực hiện các nội dung sau: Tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu đổi mới việc xây dựng báo cáo, họp tổ; tổ chức một cách khoa học các hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước, đẩy mạnh nghiên cứu hoặc họp chuyên sâu và theo chuyên đề đối với các mặt hàng thiết yếu theo đúng nhiệm vụ và các quy định hiện hành; Tập trung cho công tác thông tin, định hướng thị trường, minh bạch các thông tin về lộ trình điều hành giá một số hàng hóa thiết yếu, quan trọng nhằm ngăn chặn yếu tố tâm lý đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội; Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, địa phương, tập trung cho các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thị trường.
Trong công tác điều hành thị trường trong nước cần sự phối hợp chặt chẽ, chủ động và linh hoạt hơn nữa giữa các đơn vị trong Nạp Tiền 188bet (là thành viên Tổ) và với các Bộ, ngành có liên quan thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực và các công cụ hiện có (Thuế, phí, xuất nhập khẩu, hạn ngạch….). Các thành viên Tổ là đại diện các Hiệp Hội, các Bộ chuyên ngành cần chủ động phối hợp với Thường trực Tổ trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2016-2020 gắn với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các thành viên có đóng góp tích cực trong công tác bình ổn thị trường trong năm 2014.