5 tháng đầu năm: Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng
Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 5,6%,
Tính chung 5 tháng năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2014 tăng trưởng 5,6%, cao hơn mức tăng 5,4% của 4 tháng năm 2014 và mức tăng 5,2% của 5 tháng năm 2013 so với cùng kỳ). Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tăng 7,5% so với mức tăng 5,6% của toàn ngành.
Theo đó, các ngành sản xuất và phân phối điện và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng chỉ số sản xuất cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất và phân phối điện tăng 10,4% so với năm 2013; chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,5% so với năm 2013 cho thấy sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng.
Trong ngành khai khoáng, chỉ số sản xuất giảm ở các ngành khai thác than cứng và than non (giảm 5,2%), ngành khai thác dầu thô và khí đốt (giảm 1,7%); chỉ có ngành khai thác đá, cát, sỏi, đất sét có chỉ số sản xuất tăng (tăng 7,8%).
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 |
Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số ngành có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 14,5%; sản xuất sợi tăng 28,0%, may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 11,9%; sản xuất giày dép tăng 18,2%; sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu tăng 22,9%; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét tăng 16,8%; sản xuất kim loại màu và đá quý tăng 176,2%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 20,2%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 11,0%; Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện tăng 20,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 26%; đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 20,7%, v.v...
Tuy nhiên, một số ngành có mức tăng trưởng giảm như: sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự giảm 11,3%; sản xuất thuốc lá giảm 10,0%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa giảm 3,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 1,3%; sản xuất thiết bị điện các loại giảm 9,3%, v.v...
Những sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành gồm: điện tăng 11,1%; khí hóa lỏng tăng 8,7%; thép cán tăng 25,3%; điện thoại di động tăng 29,1%; tivi tăng 17,5%; ôtô tăng 23,2%; phân đạm urê tăng 10,3%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 17,1%; quần áo mặc thường tăng 12,5%; giày dép da tăng 26,3%; sữa tắm, sữa rửa mặt tăng 7,0%; bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy rửa tăng 6,6%, v.v...
Tháng 4 năm 2014, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 16,3% so với tháng 4 năm 2013. Tính chung 4 tháng đầu năm 2014 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,7% so với cùng kỳ, trong đó tăng chủ yếu ở nhóm hàng chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản (tăng 19,8%); sản xuất đường (tăng 14,7%); sản xuất vải dệt thoi (tăng 18,3%); may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (tăng 8,9%); sản xuất giày, dép (tăng 20,7%); sản xuất mỹ phẩm, xà phòng chất tẩy rửa (tăng 10,3%); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (tăng 12,3%); sản xuất các cấu kiện kim loại (tăng 16,2%); sản xuất thiết bị truyền thông (tăng 24,0%); sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện (tăng 14,9%); sản xuất dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác (tăng 23,8%), sản xuất xe có động cơ (tăng 16,8%), v.v...
Những nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ là chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa (giảm 1,0%); sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự (giảm 3,8%); sản xuất thuốc lá (giảm 9,3%); sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa (giảm 4,6%); sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ (giảm 4,4%); sản xuất mô tô, xe máy (giảm 11,1%), v.v...
Báo cáo tổng hợp tháng 5 của Nạp Tiền 188bet cho biết, tại thời điểm 01/5/2014, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,0% so với thời điểm 01/4/2014. Tuy nhiên, chỉ số tồn kho này vẫn thấp hơn mức tăng 6,2% tại thời điểm 01/4/2014 so với thời điểm 01/3/2014 và tăng 12,6% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, một số ngành chỉ số tồn kho cao là sản xuất đường (tăng 16,0%); sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự (tăng 33,1%), sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (tăng 52,6%), sản xuất thuốc lá (tăng 157,7%), may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (tăng 26,5%), sản xuất giày, dép (tăng 42,6%), sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng 48,0%), sản xuất sắt, thép, gang (tăng 21,9%). Nguyên nhân chủ yếu do tiêu thụ tăng trưởng ở mức thấp và trung bình, thậm chí giảm và một phần do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ.
Đối với ngành công nghiệp nặng, Nạp Tiền 188bet cho biết, tháng 5 năm 2014, lượng sắt thép thô ước đạt 277,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ; lượng thép cán ước đạt 319,2 nghìn tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 317,7 nghìn tấn, tăng 17,5% so với cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng, lượng sắt thép thô đạt 1.095,2 nghìn tấn, giảm 10,3% so với cùng kỳ; thép cán đạt 1.424,4 nghìn tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 1.400,4 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ. Nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 5 tăng 0,8% về lượng nhưng giảm 8,9% về trị giá. Tính chung 5 tháng, nhập khẩu thép các loại giảm 0,8% về lượng, giảm 8,1% về trị giá, tuy nhiên sản phẩm từ thép tăng 2,5% về trị giá.
Thị trường ôtô có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách đến xem xe, mua xe có xu hướng nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu chủ yếu của khách hàng thời điểm này tập trung ở phân khúc xe bình dân, có giá dưới 1-2 tỷ đồng. Sản lượng ôtô 5 tháng đầu năm ước đạt 45 nghìn cái, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với ngành Dệt may, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tháng 5 ước đạt 27,2 triệu m2, giảm 5,4% so với tháng 4 năm 2014, tính chung 5 tháng ước đạt 129 triệu m2, tăng 17,1% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tháng 5 ước đạt 59,2 triệu m2, chỉ tăng 1,4% so với tháng 4, tính chung 5 tháng đạt 274 triệu m2, giảm 4,2% so với cùng kỳ. Sản lượng quần áo mặc thường tháng 5 ước đạt 244,2 triệu cái, tăng 2,7% so với tháng 4; tính chung 5 tháng ước đạt 1,16 tỷ cái, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 5 ước đạt gần 1,45 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4 năm 2014; tuy nhiên tính chung 5 tháng ước đạt 7,44 tỷ USD, tăng 17,0% so với cùng kỳ.
Hiện nay, để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện khai thác các cơ hội đến từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, sự chủ động về nguồn cung trong ngành (nhất là sợi, dệt nhuộm) đang gia tăng nhanh chóng. Một loạt doanh nghiệp sản xuất sợi quy mô lớn trong nước đều có kế hoạch mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cung cấp sợi, giảm dần giá trị nhập khẩu.
Do thời tiết nắng nóng khắp cả nước nên các doanh nghiệp rượu, bia, nước giải khát tập trung đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản lượng sản xuất bia các loại tháng 5 ước đạt 286 triệu lít, tăng 22,3% so với tháng trước và tăng 7,4% so với tháng 5 năm 2013. Tính chung 5 tháng sản xuất bia các loại ước đạt 1,15 tỷ lít, tăng 4,6% so với cùng kỳ (trong đó: bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 171,5 triệu lít; bia thương hiệu Sài Gòn ước đạt 522 triệu lít). Tháng 6, tháng 7 là cao điểm tiêu thụ sản phẩm bia và nước giải khát nên các doanh nghiệp chủ động có kế hoạch sản xuất để dự trữ bán hàng, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
Nhập khẩu có xu hướng giảm
Theo báo cáo của Nạp Tiền 188bet tại buổi họp báo, tháng 5, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ước đạt 12,0 tỷ USD, giảm 8,2% so với tháng 4 và tăng 3,5% so với tháng 5 năm 2013. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 7,45 tỷ USD, giảm 9,8% so với tháng 4 và tăng 4,3% so với tháng 5 năm 2013.
Tính chung 5 tháng năm 2014 ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 7,8 tỷ USD), trong đó KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 19,05 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng KNXK của cả nước, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 39,46 tỷ USD, chiếm 67,4% tổng KNXK của cả nước, tăng 17,1%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 36,39 tỷ USD tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản 5 tháng năm 2014 xuất khẩu ước đạt 8,92 tỷ USD, chiếm 15,2% trong tổng KNXK, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 1,0 tỷ USD). Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng như: thuỷ sản tăng 28,1%; rau quả tăng 28,4%; nhân điều tăng 11,3%; cà phê tăng 31,3%; hạt tiêu tăng 47,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch giảm như: chè các loại giảm 7,9%; gạo giảm 5,3%,; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 18,3%; cao su giảm 39,3%.
Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản 5 tháng năm 2014 ước đạt gần 4,0 tỷ USD, chiếm 6,8% trong tổng KNXK, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với giảm 145 triệu USD. Trong đó, than đá giảm 36,6%; dầu thô tăng 2,0%; xăng dầu các loại giảm 3,7%; quặng và khoáng sản khác giảm 17,6%.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến 5 tháng năm 2014 ước đạt gần 42,4 tỷ USD, chiếm 72,4% trong tổng KNXK, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với tăng gần 6,4 tỷ USD, trong đó, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là: hóa chất tăng 75,9%; sản phẩm hóa chất tăng 18,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 4,0%; sản phẩm chất dẻo tăng 14,5%; túi sách, vali, mũ, ô dù tăng 40,7%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng 9,9%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 17,5%; hàng dệt và may mặc tăng 17,0%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 17,0%; xơ, sợi dệt các loại tăng 17,2%; giày dép các loại tăng 17,8%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 30,3%; sắt thép tăng 15,2%; sản phẩm từ sắt thép tăng 5,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 30,6%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 37,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 12,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 11,0%... Trong nhóm chỉ có hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là: phân bón các loại giảm 19,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 4,9%.
Về giá xuất khẩu, Nạp Tiền 188bet cho biết, 5 tháng năm 2014 giá bình quân xuất khẩu của một số mặt hàng tăng, như: nhân điều tăng 0,6%; chè tăng 2,0%; hạt tiêu tăng 6,9%; gạo tăng 1,8%; than đá tăng 3,8%; dầu thô tăng 2,0%; xăng dầu tăng 0,1%; quặng và khoáng sản khác tăng 130,1%; xơ, sợi dệt các loại tăng 1,8%; Clanhke và xi măng tăng 2,1%, v.v… Một số mặt hàng có giá bình quân giảm như: cà phê giảm 5,6%; sắn và các sản phẩm từ sắn 0,8%; cao su giảm 23,7%; phân bón các loại giảm 14,0%; chất dẻo các loại giảm 7,2%; sắt thép các loại giảm 10,2%, v.v...
Về lượng các mặt hàng xuất khẩu tăng cụ thể: nhân điều tăng 10,6%; cà phê tăng 39,0%; hạt tiêu tăng 38,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 12,1%; xơ, sợi các loại tăng 15,2%; sắt thép các loại tăng 28,3%, clanhke và xi măng tăng 38,3%, v.v… Một số mặt hàng xuất khẩu giảm như: chè các loại giảm 9,7%; gạo giảm 7,0%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 17,6%; cao su giảm 20,5%; than đá giảm 39,0%; xăng dầu các loại giảm 3,8%; quặng và khoáng sản khác giảm 64,2%; phân bón các loại giảm 6,0%, v.v...
Như vậy, 5 tháng năm 2014, tính chung do tăng, giảm về giá và lượng của nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản là những mặt hàng tính được về giá và lượng làm KNXK tăng khoảng 857 triệu USD so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu, 5 tháng năm 2013, ước xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 22,6% và chiếm tỷ trọng 18,4%; xuất khẩu vào EU tăng 14,0% và chiếm tỷ trọng 18,4; xuất khẩu vào ASEAN giảm nhẹ và chiếm tỷ trọng 12,8%; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 12,6% và chiếm tỷ trọng 10,2%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 23,7% và chiếm tỷ trọng 10,5%.
Tháng 5, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 1,1% so với tháng 4 và tăng 1,0% so với tháng 5 năm 2013, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước 7,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng 4 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2013.
FDI đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu
Tính chung 5 tháng năm 2014 xuất khẩu ước đạt gần 56,9 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 32,6 tỷ USD, tăng 11,4%, chiếm tỷ trọng 57,3% tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 24,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 42,7% tổng KNNK cả nước, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhập khẩu hàng hoá 5 tháng năm 2014 của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 50,4 tỷ USD, tăng 9,0% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 88,6% KNNK, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,1% KNNK. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,4% KNNK.
Xét về giá, so với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của một số mặt hàng tăng, cụ thể: hạt điều tăng 10,9%; quặng và khoáng sản khác tăng 14,3%; dầu thô tăng 0,5%; khí đốt hóa lỏng tăng 3,3%; chất dẻo nguyên liệu tăng 2,7%; bông các loại tăng 0,8%... Bên cạnh đó, giá nhập khẩu bình quân của một số mặt hàng giảm như: lúa mỳ giảm 13,0%; ngô giảm 23,3%; đậu tương giảm 3,0%; xăng dầu các loại giảm 0,8%; phân bón giảm 25,4%; cao su các loại giảm 9,7%; giấy giảm 5,8%; sắt thép các loại giảm 7,4%; kim loại thường khác giảm 2,9%; phế liệu sắt thép giảm 9,1%, v.v...
Xét về lượng, những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ là: lúa mỳ tăng 46,4%, ngô tăng 168,2%, đậu tương tăng 49,5%, quặng và khoáng sản khác tăng 18,7%, xăng dầu các loại tăng 15,2%, khí đốt hóa lỏng tăng 19,0%, giấy các loại tăng 12,7%, bông các loại tăng 32,1%, xơ, sợi dệt các loại tăng 7,8%, kim loại thường tăng 19,6%, ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) tăng 60,1%, v.v... Trong khi đó, một số mặt hàng lượng nhập khẩu giảm.
Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 81,3%. Trong đó, KNNK từ ASEAN chiếm gần 16,2%, các nước Đông Á chiếm 60,4%, riêng Trung Quốc chiếm gần 28,3% trong tổng KNNK của cả nước. Về tốc độ tăng, trong 5 tháng đầu năm nhập khẩu từ thị trường Châu Á tăng 19,5%, Châu Mỹ tăng 24,8%, trong đó Mỹ tăng 18,6%, Châu Phi tăng 9,9%, Châu Đại Dương tăng 45,7%. Nhập khẩu từ Châu Âu giảm 11,6%, trong đó nhập khẩu từ Ailen, Đức, Nga, Ucraina,... giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm trên 20,0%).
Nhìn chung, xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 17,6% so với cùng kỳ, trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng 12,7% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 3,5%.
Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2014 của cả nước tăng thêm 7,8 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) tăng khoảng 5,7 tỷ USD (đóng góp khoảng 73% kim ngạch tăng thêm). Các mặt hàng có kim ngạch lớn và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp FDI gồm điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 99% tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước); máy vi tính linh kiện và điện tử (98%); giầy dép (77,7%); hàng dệt may (60,4%); máy ảnh (99%).
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 5 tháng năm 2014 của khu vực FDI là 11,4% cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chung (9,6%) của cả nước, do các mặt hàng chủ lực của khu vực này chủ yếu là gia công, lắp ráp, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nhập khẩu của cả nước tăng 4,97 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu của khu vực FDI tăng 3,34 tỷ USD. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của khối doanh nghiệp FDI là điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 86,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước); máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện (92%); vải các loại (61,3%); nguyên phụ liệu dệt may, da giầy (69,4%).
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm.