Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo tiết kiệm năng lượng, Nạp Tiền 188bet phối hợp với Trường Đại học Điện lực và Hội Khoa học & Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”.
Buổi Tọa đàm có sự tham dự của ông Đặng Hải Dũng – Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Nạp Tiền 188bet ; TS. Dương Trung Kiên - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực; Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội KH&CN sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA). Buổi Tọa đàm được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ, thông tin về các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, từ những hành động thực tiễn đã triển khai, chỉ ra những việc cần làm để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tại buổi tọa đàm, thông tin về các văn bản pháp lý về việc triển khai cụ thể công tác tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, ông Đặng Hải Dũng - Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Nạp Tiền 188bet cho biết, vấn đề an ninh năng lượng trên toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống. Nền kinh tế của VN cũng bị ảnh hưởng, lạm phát tăng cao… Trước bối cảnh đó, Việt Nam đã quan tâm chú trọng đến việc xây dựng, thực thi các chính sách tiết kiệm năng lượng bao gồm: Nghị định 102 (năm 2003) tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch, đây là tiền đề để xây dựng luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định 51, (15/2/2020) các quyết định của thủ tướng, Nghị quyết 55, đặt ra vấn dề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Tính đến nay, đã có gần 100 văn bản, các quy định hỗ trợ, với 26 văn bản liên quan trực tiếp, hơn 26 Thông tư, hơn 13 Quyết định của Thủ tướng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như: Quyết định số 79 - ngày 14/4/2006 - Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015); Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 - Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 -2030. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm & hiệu quả (ban hành năm 2010 và có hiệu lực từ đầu năm 2011)…
Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch VECEA cho biết, đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia đã trải qua 2 giai đoạn và tiếp tục ở giai đoạn thứ 3: đã cụ thể hóa các văn bản, chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng. Vấn đề năng lượng đang có nhiều biến động: từ nước xuất khẩu nhiên liệu, VN đã phải nhập khẩu nhiên liệu từ lào, trung quốc. Do đó, cần phải đặt mục tiêu để giảm phụ thuộc năng lượng, giảm ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là xu thế của quốc tế, đảm bảo các vấn đề về môi trường. Khi hội nhập chúng ta buộc phải tuân thủ luật chơi, thông qua việc đưa ra các chỉ tiêu và tuân thủ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam còn rất lớn, vì vậy, cần thay đổi công nghệ mới để giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Chia sẻ về các hoạt động của sinh viên trường Đại học Điện lực trong việc hiện thực hóa các mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, TS. Dương Trung Kiên - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tại trường Đại học Điện lực, các lớp học đều có hướng dẫn sử dụng các thiết bị để tiết kiệm năng lượng. Đây luôn là việc cần duy trì, cho thấy việc tiết kiệm năng lượng là việc làm cần thiết, là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Nhà trường mong rằng những chương trình như thế này sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho các em sinh viên, đưa hành động vào thực tế, chung tay trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mảng đào tạo của nhà trường đa ngành, nhưng tập trung chủ yếu trong việc đào tạo về điện, năng lượng và quản lý năng lượng. Các bạn sẽ được học kiến thức cơ bản về điện, nhiệt và cách thiết kế các hệ thống, các cách thức trong quản lý để sử dụng năng lượng có hiệu qủa. Đồng thời đến năm thứ 3 nhà trường sẽ tổ chức các lớp tập huấn, đi thực tế tại các doanh nghiệp, giúp gắn chặt việc học với thực hành, đưa kiến thức đến thực tế, giúp các em sinh viên có trải nghiệm thực tiễn, phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Hiện nay, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp tục tăng cao, nhưng trong một xu hướng mới của thời đại: phải bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên của toàn cầu - nên việc khai thác và sử dụng năng lượng phải gắn với yêu cầu xanh hơn, sạch hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, khó lường dẫn đến khủng hoảng năng lượng, đe doạ an ninh năng lượng toàn cầu… khiến nhiều quốc gia quay lại với chính sách “tự chủ năng lượng” bằng nhiều biện pháp bao gồm: giảm xuất khẩu, trữ năng lượng để tiêu dùng nội địa, tiết kiệm năng lượng thông qua thắt chặt, hạn chế tiêu dùng năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng… Trước bối cảnh đó, tại Việt Nam, cùng với việc chủ động đảm bảo các nguồn năng lượng, như: đầu tư sản xuất than, điện, xăng dầu… phục vụ cho sản xuất và đời sống, Việt Nam cũng đã coi trọng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ rất sớm, tiết kiệm năng lượng đang được coi như một nhiệm vụ rất quan trọng mà Chính phủ cùng các bộ ngành, địa phương quan tâm.